Chư Pưh: Dân "khóc ròng" vì bí đỏ mất mùa, rớt giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vụ bí năm nay hạn hán cục bộ diễn ra đã làm cho bí đỏ mất mùa thê thảm. Giá bí đỏ thu mua cực thấp, không đủ chi phí trả công thu hoạch nên người trồng vứt trên đồng. Một mùa bí đỏ với bao kỳ vọng của nông dân nay cái họ nhận được chỉ là một “đống nợ” .

Mùa bí đỏ thất bại

 

Bí đỏ của anh Rơ Mah San phải bán đổ bán rẻ cho thương lái với giá 1 triệu đồng/1 xe. Ảnh: Q.T
Bí đỏ của anh Rơ Mah San phải bán đổ bán rẻ cho thương lái với giá 1 triệu đồng/1 xe. Ảnh: Q.T

Theo ghi nhận của P.V tại làng Tao (xã Ia Phang), bí đỏ thối rữa bị vứt rải rác trên các con đường làng. Thậm chí nhiều hộ dân còn không màng đến chuyện thu hoạch mà để mặt bí thúi ngoài đồng. Bởi mức giá thu mua tại các đại lý chỉ giao động từ 400 đồng đến cao nhất là 1.000 đồng/kg, tùy theo loại bí đẹp hay xấu. Cũng vì giá quá rẻ nên thương lái càng ép dân hơn, họ không mua theo ký mà mua án chừng theo xe với mỗi xe (khoảng 2 tấn) từ 500 ngàn/đến 1 triệu đồng tùy loại bí.

Dù 2 sào bí đỏ của chị Siu Hluôn (làng Tao, xã Ia Phang) đã đến thời kỳ thu hoạch nhưng chị vẫn không “dám” thu hoạch. Nhiều quả bí bị mưa ngấm đã thối rửa. Bởi với mức giá hiện tại không đủ để chi trả tiền công thu hoạch chứ chưa nói đến việc thu hồi vốn đầu tư. Mặt khác, diễn biến thời tiết năm nay diễn biến khá phức tạp, nắng hạn kéo dài sau khi xuống giống đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển bí, làm cho năng suất giảm mạnh so với vụ trước, Với diện tích này năm trước gia đình chi thu được hơn 2 tấn thì năm nay ước chỉ thu được khoảng 1 tấn, giảm khoảng 50%. “Tôi cũng muốn bán hết số bí đó để lấy tiền trang trải cuộc sống nhưng với giá thu mua thấp như vậy thì không đủ tiền để trả công thu hoạch và vận chuyển. Vì thế tôi đành để trên đồng, đến đâu hay đến đấy”-chị Hluôn buồn bã cho biết.

 

Bà Ksor Hloai (thôn Cư Mố 2, xã IA Phang) buồn rầu bên xe bí đỏ đang xếp hàng chờ bán. ẢnhL Q.T
Bà Ksor Hloai (thôn Cư Mố 2, xã IA Phang) buồn rầu bên xe bí đỏ đang xếp hàng chờ bán. Ảnh: Q.T

Trong khi đó, anh Rơ Mah San (làng Chư Pố 2, xã Ia Phang) cũng đang chạy đôn chạy đáo thuê nhân công thu hái 1 ha bí đỏ để bán đổ bán tháo kẻo sợ mưa xuống làm bí thối. Ba năm trước, thấy bí đỏ giá cao từ 3.500 đồng đến 4.500 đồng/kg, anh San  chuyển từ trồng bắp sang trồng bí. Hai năm đầu, bí đỏ vẫn ở giá cao nên gia đình anh “hốt bạc”. Đùng đùng năm nay, bí rớt giá thê thảm nên dù rẫy bí cho thu hoạch 8 xe máy cày (2 tấn/1 xe) nhưng đến nay anh chỉ bán có 3 xe, 5 xe bí còn lại nằm phơi mưa phơi nắng trên đồng.

Anh San buồn rầu kể: “Họ không mua ký như mọi năm mà họ mua theo xe. Ba xe bí của tôi khi chở đến đại lý để bán thì chủ đại lý họ nhìn bí trên xe rồi chốt giá mua 1 triệu đồng/1 xe. Biết rẻ nhưng đành phải bán đại cho xong chứ để lại cũng không làm gì. Với giá này không đủ trả công thu hoạch, còn tiền đầu tư ban đầu thì mất trắng rồi. Đáng buồn hơn khi số tiền đầu tư ban đầu là do gia đình đi vay mượn, mình định bụng nếu trúng thì  sẽ lấy tiền trả nợ, số còn lại thì sửa xe, cho con cái ăn học. Ai ngờ bây giờ lại trắng tay thế này”.

Tương tự, hàng hàng trăm hộ nông dân khác trên địa bàn huyện đều chung cảnh “trắng tay” trong vụ bí đỏ năm nay. Hàng trăm ha bí đã đến thời kỳ thu hoạch nhưng vẫn còn đang năm ngoài đồng, không dám thu hoạch vì giá quá thấp.

Ông Trần Hoàng-Chủ tịch UBND xã Ia Phang, thừa nhận năm nay bí đỏ vừa mất mùa lại mất giá. Ông Hoàng phân tích, năm trước, bình quân mỗi ha bí đỏ dân thu được 20 đến 30 tấn, cá biệt có nơi 40 tấn. Giá bí đỏ những năm trước cũng cao ở mức 3.500 đồng đến 4.500 đồng/kg, có thời điểm lên trên 5.000 đồng/kg. Không những giá rớt thê thảm, mà sản lượng bí đỏ năm nay cũng giảm mạnh so với năm trước, giảm khoảng 1/3. Nguyên nhân dẫn đến bí đỏ mất mùa là do nắng hạn cục bộ ở nhiều nơi gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây bí. Nếu giá bí ở mức 1.500 đồng/kg thì mới đủ công thu hoạch và vận chuyển. Vì vậy, với giá bí đỏ thu mua như hiện nay thì việc thua lỗ là rõ ràng.

Tìm đầu ra cho bí đỏ

 

Bí mất mùa, lại mất giá, nông dân xã Ia Phang xếp hàng chờ bán bí cho các cơ sở thu mua. ẢnhL Q.T
Bí mất mùa, lại mất giá, nông dân xã Ia Phang xếp hàng chờ bán bí cho các cơ sở thu mua. Ảnh: Q.T

Tại xã Ia Phang có khoảng 10 điểm thu mua bí đỏ trong dân nằm dọc hai bên quốc lộ 14. Các cơ sở này khi thu mua xong sẽ nhập đi cho các tỉnh khác. Tuy nhiên, năm nay những đại lý thu gom này cũng đang “méo mặt” vì bí tồn kho bởi không thể xuất đi được. Có cơ sở thối hàng tấn bí vì không xuất bí đi được. Vì thế, họ thu mua bí khá dè dặt. Theo ghi nhận của P.V, dọc tuyến quốc lộ 14, đoạn qua xã Ia Phang, hàng chục xe bí đỏ của người dân vẫn “nằm chờ” gần các cơ sở thu mua để bán. Nhiều người chờ gần cả buổi vẫn chưa thống nhất được mức giá nên chưa bán.

Bà Thu-chủ một điểm thu mua trên địa bàn xã Ia Phang cho biết: “Vào thời điểm này những năm trước tôi thu gom bí đỏ không đủ để cung cấp cho bạn hàng nhưng năm không biết vì nguyên nhân gì mà bí không bán được. Hiện tôi còn tồn hàng chục tấn bí chưa xuất được. Vì vậy, bây giờ tôi chỉ mua khi có đơn đặt hàng với giá thấp và chọn loại bí đẹp thôi, chứ không giám gom hàng nhiều”.

Làm việc với P.V, ông Phạm Ngọc Tuấn-Chuyên viên phụ trách nông nghiệp, UBND huyện Chư Pưh thừa nhận, mức giá thua mua bí năm nay ở mức thấp nhất trong các năm trở lại đây. Nhiều hộ nông dân không dám thu hoạch bí mà để bí trên đồng. “Để tránh tình trạng ép giá, giúp dân ổn định sản xuất, huyện đã có kế hoạch triển khai phát triển vùng rau sạch, rau an toàn trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Trong đó định hướng thành lập các hợp tác xã bí xanh, bí đỏ, cũng như quy hoạch vùng diện tích bí… Trên cơ sở đó, sẽ liên hệ với các công ty, siêu thị để tiêu phụ sản phẩm cho dân”-ông Tuấn nói.

Trong khi đó, ông Trần Hoàng-Chủ tịch UBND xã Ia Phang cho biết, để nông dân ổn định sản xuất cây bí, nhất là bí đỏ, xã khuyến cáo người dân chỉ trồng bí trong phạm vi diện tích quy hoạch chứ không nên trồng ồ ạt. Trồng phải chọn đất phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng.  Hiện xã cũng đang xúc tiến tìm thị trường tiêu thụ cho bà con.

Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.