Chư Pưh: Chuyển đổi cây trồng vùng hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để đảm bảo cho sản xuất vụ Đông Xuân 2016-2017 an toàn, huyện Chư Pưh đã triển khai nhiều giải pháp như chuyển đổi cây trồng vùng hạn, giảm diện tích gieo trồng, đẩy lịch thời vụ lên sớm hơn mọi năm và kiên quyết không xuống giống tại những vùng thường xuyên bị hạn, thiếu nước tưới vào cuối vụ…

 Người dân làm đất chuẩn bị cho sản xuất vụ Đông Xuân.
Người dân làm đất chuẩn bị cho sản xuất vụ Đông Xuân.

Chư Pưh là một huyện thuần nông, cây công nghiệp dài ngày như hồ tiêu, cà phê, cao su giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp. Song cây lúa cũng có vai trò quan trọng, góp phần ổn định an ninh lương thực, giảm nghèo cho người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cùng với việc thiếu hệ thống hồ chứa để tích trữ nước nên việc điều tiết nước tưới cho sản xuất, đặc biệt là đối với sản xuất lúa nước của huyện gặp nhiều khó khăn, khiến phần lớn diện tích lúa trên địa bàn huyện bị giảm năng suất hoặc mất trắng. Cụ thể, vụ Đông Xuân 2010-2011, diện tích lúa khô hạn là 426,7 ha, vụ Đông Xuân 2012-2013 khô hạn 120,85 ha, vụ Đông Xuân 2014-2015 khô hạn 475,38 ha, vụ Đông Xuân 2015-2016 gieo trồng được hơn 510 ha thì hơn 447 ha (hơn 87,6%) bị mất trắng, giảm năng suất.

Trước thực tế trên, huyện Chư Pưh đã xây dựng đề án chuyển đổi một số cây trồng cạn để thay thế cây lúa trên những diện tích không đảm bảo nước tưới trong vụ Đông Xuân hoặc sản xuất lúa không hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sản xuất. Theo đó, đến năm 2020, toàn huyện sẽ chuyển đổi 200 ha vùng sản xuất lúa thường xuyên bị hạn trong vụ Đông Xuân sang trồng cỏ và bắp lấy thân để phục vụ phát triển chăn nuôi. Cụ thể: cánh đồng Ia Rong và Ia Blang (xã Ia Rong) 30 ha; cánh đồng Plei Đung, Plei Dư, Ia Pal và Ia Met (xã Ia Hrú) 30 ha; cánh đồng Tung Chrêch và Tung Đao (xã Ia Dreng) 20 ha; cánh đồng Plei Djriết, Plei Hai Dong I và II (thị trấn Nhơn Hòa) 35 ha; cánh đồng Plei Thơ Ga, Ia Chăm (xã Chư Don) 35 ha; cánh đồng Ia Yô 20 ha; cánh đồng Đập Ia Blứ 4 (xã Ia Le) 20 ha; cánh đồng Đông Xuân (xã Ia Blứ) 10 ha.

Theo phân tích của cơ quan chức năng huyện Chư Pưh, việc chuyển đổi vùng đất sản xuất lúa thường xuyên bị hạn sang trồng cỏ, bắp lấy thân gắn với phát triển chăn nuôi là hướng đi phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Trong đó, trồng cỏ để chăn nuôi bò thịt sẽ có hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất lúa. Hiện nay, năng suất cỏ trồng trung bình đạt 200-250 tấn/ha/năm, giá trị sản xuất ước đạt 90-120 triệu đồng/năm, trong khi đó giá trị sản xuất lúa nước 2 vụ hiện nay ước đạt 56 triệu đồng/ha/năm. Hay trồng bắp lấy thân cung cấp sản phẩm cho Công ty cổ phần Chăn nuôi Gia Lai... cũng bước đầu mang lại hiệu quả.

Ông Nguyễn Văn Khanh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh cho biết: Lượng mưa năm nay thấp hơn trung bình nhiều năm và dự báo vụ Đông Xuân năm nay tiếp tục thiếu nước nghiêm trọng nên huyện đã chủ động giao kế hoạch cho các địa phương giảm khoảng 30% so với vụ trước, lịch thời vụ cũng được đẩy lên sớm hơn khoảng 15 ngày và dự kiến chuyển đổi khoảng 70 ha tại các vùng thường xuyên bị hạn sang trồng bắp lấy thân để tránh hạn. Cây trồng chuyển đổi phải gắn với thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh và có hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa; phải phù hợp với trình độ canh tác của đại bộ phận người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương. Trong vụ Đông Xuân này, huyện tiếp tục hỗ trợ 75% chi phí giống cho nông dân thực hiện nhân rộng mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa thiếu nước sang trồng rau màu, cỏ, bắp lấy thân phục vụ phát triển chăn nuôi. Hiện người dân trên địa bàn đã xuống giống được hơn 60% diện tích và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xuống giống cho kịp lịch thời vụ, giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất. Bên cạnh đó, huyện đã xây dựng kế hoạch tưới, lịch tưới cụ thể cho từng cánh đồng, điều tiết nguồn nước tưới hợp lý cho từng loại cây trồng, tránh để xảy ra tình trạng tranh chấp nguồn nước tưới giữa các loại cây trồng...

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Tỷ lệ cà phê chế biến từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23%. Ảnh: V.T

Gia Lai: Tỷ lệ cà phê chế biến đạt hơn 23%

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106.400 ha cà phê, sản lượng 312.050 tấn cà phê nhân. Mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh khoảng 240.000 tấn, chiếm tỷ lệ gần 77%. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê chế biến (cà phê bột, rang xay, hòa tan) chỉ đạt hơn 23%. 

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

(GLO)- Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung xuống giống vụ mùa 2025. Đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực bởi mưa lũ xuất hiện bất thường. Vì vậy, chủ động điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng phù hợp, thích ứng với diễn biến thời tiết là giải pháp trọng tâm.

null