Chư Prông trao chứng nhận cho 7 sản phẩm đạt OCOP 3 sao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 6-3, UBND huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) công bố quyết định và trao chứng nhận cho 7 sản phẩm đạt OCOP 3 sao năm 2023.

Năm 2023, qua 2 lần đánh giá, phân hạng, huyện Chư Prông có 7 sản phẩm nông nghiệp được công nhận đạt OCOP 3 sao, gồm: Yến sào Nhật Yến và Yến sào thô Nhật Yến của Hợp tác xã Minh Phát-Farms (thị trấn Chư Prông); Hạt điều rang muối nguyên hạt của hộ kinh doanh Nguyên Thảo; Cà phê hạt rang và Cà phê phin truyền thống của Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ChuProng (xã Ia Drăng); Bộ sản phẩm cà phê phin giấy Thảo My của hộ kinh doanh Đinh Văn Kỳ (xã Bàu Cạn); Macca sấy Ia Prong của Hợp tác xã Nông nghiệp Thảo Nguyên (xã Ia Phìn).

Phó chủ tịch UBND huyện Chư Prông Từ Ngọc Thông (thứ 3 từ trái sang) trao chứng nhận sản phẩm đạt OCOP 3 sao cho các chủ thể. Ảnh: Khánh Linh

Phó chủ tịch UBND huyện Chư Prông Từ Ngọc Thông (thứ 3 từ trái sang) trao chứng nhận sản phẩm đạt OCOP 3 sao cho các chủ thể. Ảnh: Khánh Linh

Các kết quả công nhận có giá trị trong thời hạn 3 năm. Ủy ban nhân dân huyện giao cho Phòng Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các chủ thể sử dụng và in logo, thứ hạng sao lên sản phẩm OCOP theo quy định; đồng thời, phối hợp kiểm tra sản phẩm theo định kỳ hàng năm; đề xuất xử lý nếu các chủ thể sản phẩm vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu logo OCOP và các quy định khác của pháp luật.

Thời gian qua, UBND huyện Chư Prông và các xã, thị trấn luôn đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất để các chủ thể đầu tư, xây dựng sản phẩm OCOP ngày càng tăng về số lượng, đảm bảo về chất lượng; qua đó, tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa; giúp người dân nâng cao thu nhập.

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.