Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong kinh doanh vật tư nông nghiệp, những năm qua, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã siết chặt quản lý kết hợp với tăng cường thanh-kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

chu-prong-siet-chat-quan-ly-vat-tu-nong-nghiep-bg-1811-2504.jpg
Hàng năm, đại lý kinh doanh phân bón, thuốc BVTV Hường Dưỡng (thôn 6, thị trấn Chư Prông) bán ra thị trường hơn 1.000 tấn phân bón các loại. Ảnh: N.H

Huyện Chư Prông hiện có trên 77.000 ha cây trồng, trong đó, gần 54.000 ha cây công nghiệp dài ngày, hơn 7.193 ha cây lương thực, 5.775 ha cây tinh bột có củ, hơn 4.794 ha cây thực phẩm, gần 3.313 ha cây ăn quả và hơn 2.182 ha cây dược liệu và cây công nghiệp ngắn ngày. Theo đó, huyện có nhu cầu rất lớn về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và giống cây trồng, vật nuôi.

Hiện trên địa bàn huyện có 133 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, tập trung ở các xã: Ia Băng, Ia Phìn, Bàu Cạn, Ia Piơr, Ia Lâu, Thăng Hưng và thị trấn Chư Prông. Trong đó, có 100 cơ sở kinh doanh phân bón và thuốc BVTV; 19 cơ sở kinh doanh cây giống; 14 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Bà Hoàng Thị Ngát-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho hay: Để làm tốt công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp cũng như đảm bảo hiệu quả sản xuất, Phòng tham mưu giúp UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, thành lập đoàn kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn để phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm.

Ngoài ra, Phòng tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về kinh doanh cũng như tác hại của việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp kém chất lượng làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, giám sát chặt chẽ việc tổ chức các hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm vật tư nông nghiệp của các tổ chức, cá nhân.

Ông Nguyễn Văn Duy-Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chư Prông-cho biết: Trên địa bàn hiện có 7 cơ sở kinh doanh phân bón, 5 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV và 3 cơ sở kinh doanh cây giống.

Hàng năm, UBND thị trấn xây dựng kế hoạch tuyên truyền về pháp luật cũng như vận động các cơ sở kinh doanh chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp. Qua kiểm tra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp cơ bản chấp hành tốt quy định của pháp luật.

Bà Lê Thị Hường-Chủ đại lý kinh doanh phân bón, thuốc BVTV Hường Dưỡng (thôn 6, thị trấn Chư Prông) chia sẻ: Cơ sở của tôi chỉ kinh doanh những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo về chất lượng. Trong đó, ưu tiên nhập các sản phẩm thuốc BVTV sinh học tốt cho cây trồng, hệ sinh thái và an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

“Nhờ tạo được uy tín, hàng năm, cơ sở bán được hơn 1.000 tấn phân bón các loại cùng một số thuốc BVTV, hệ thống béc tưới cho người dân trên địa bàn huyện và một số địa phương lân cận”-bà Hường nói.

2nh-3882-1586.jpg
Công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Prông vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: N.H

Để kiểm soát chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, hàng năm, UBND huyện đã thành lập các đoàn liên ngành nhằm tăng cường thanh-kiểm tra để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các trường hợp vi phạm.

Năm 2023, cơ quan chức năng phát hiện, xử phạt 7 trường hợp vi phạm. Từ đầu năm đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành của huyện kiểm tra 21 cơ sở, đề nghị xử phạt 2 cơ sở vi phạm tổng số tiền 3 triệu đồng với các hành vi kinh doanh các mặt hàng quá hạn sử dụng, giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV hết hạn sử dụng.

“Bên cạnh những thuận lợi, công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chủ yếu kiểm tra về xuất xứ, nhãn mác mà không kiểm tra được chất lượng sản phẩm.

Thời gian tới, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, huyện tiếp tục thành lập đoàn kiểm tra liên ngành nhằm giám sát chặt chẽ việc lưu thông, quảng cáo các mặt hàng vật tư nông nghiệp.

Ngoài ra, khuyến cáo người dân ưu tiên chọn mua những sản phẩm có thương hiệu, đảm bảo về chất lượng tại các cơ sở uy tín được Nhà nước cấp phép hoạt động”-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Tập huấn kỹ thuật trồng và bảo quản hạt dổi

Kbang: Tập huấn kỹ thuật trồng và bảo quản hạt dổi

(GLO)- Sáng 17-10, Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới (Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên) phối hợp với một số đơn vị có liên quan ở huyện Kbang khai mạc lớp tập huấn kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản hạt dổi và liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Ảnh: H.C

Làm giàu nhờ cây sầu riêng

(GLO)- Năm 2016, gia đình ông Lê Danh Lăng (thôn Hoàng Yên, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đầu tư trồng gần 2 ha sầu riêng Dona. Nhờ cần cù lao động và biết áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, năm nay, gia đình ông thu hoạch hơn 42 tấn quả.

Khó khăn trong điều chỉnh dự toán các chương trình mục tiêu quốc gia

Khó khăn trong điều chỉnh dự toán các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)-Triển khai thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15 của QH về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, UBND tỉnh Gia Lai giao các sở, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đề xuất điều chỉnh dự toán ngân sách, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước.

Công bố quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

Công bố quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

(GLO)- Sáng 9-10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức hội nghị trực tuyến công bố Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị.

Nghe nông dân Jrai, Bahnar kể chuyện làm giàu

Nghe nông dân Jrai, Bahnar kể chuyện làm giàu

(GLO)- 85 nông dân đã vinh dự nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai và Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tại hội nghị biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2022-2024 do Hội Nông dân tỉnh Gia Lai tổ chức. Trong đó có 31 nông dân Jrai, Bahnar.