Chư Păh tăng cường bảo vệ rừng dịp Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tại huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai), một số đối tượng thường lợi dụng dịp Tết để thực hiện các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Do đó, cấp ủy, chính quyền và các đơn vị chủ rừng đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp để bảo vệ rừng.

Huyện Chư Păh có 41.251,5 ha đất trong quy hoạch 3 loại rừng (27.979,5 ha đất có rừng, 13.272 ha đất chưa có rừng) và 55.969,8 ha đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng (1.419,6 ha đất có rừng, 54.550,2 ha đất khác). Phần lớn diện tích rừng tập trung tại các Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, Ia Ly, Đông Bắc Chư Păh và UBND các xã Hà Tây, Ia Khươl, Chư Đang Ya.

 Các tổ nhận khoán tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Lê Nam
Các tổ nhận khoán tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Lê Nam


Xã Hà Tây có diện tích rừng được giao quản lý, bảo vệ nhiều nhất huyện với hơn 2.485,1 ha. Để quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả, UBND xã đã giao khoán toàn bộ cho 3 cộng đồng làng và 2 nhóm hộ. Cụ thể, cộng đồng làng Kon Hơ Nglẽh có 79 hộ dân nhận bảo vệ 581,1 ha; cộng đồng làng Kon Sơ Lăl có 84 hộ dân nhận bảo vệ 597,4 ha; cộng đồng làng Kon Chang có 60 hộ dân nhận bảo vệ 512,5 ha; 2 nhóm hộ có 56 hộ dân nhận bảo vệ 794 ha. Anh Khyơn-Trưởng thôn kiêm Tổ trưởng cộng đồng làng Kon Sơ Lăl nhận khoán bảo vệ rừng-cho biết: Năm 2014, sau khi ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng với UBND xã, làng đã tổ chức họp tuyên truyền, hướng dẫn người dân không để lửa cháy lan vào rừng, không sử dụng lửa trong rừng, đồng thời phân chia mỗi tổ 5-7 người thay phiên nhau tuần tra để bảo vệ rừng. “Mỗi năm, dân làng được Nhà nước chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng hơn 200 triệu đồng nên ai cũng phấn khởi. Song, diện tích rừng mà cộng đồng làng quản lý rất rộng, địa hình đồi núi dốc nên gặp không ít khó khăn trong việc tuần tra, kiểm soát”-anh Khyơn chia sẻ.  

Ông Biên-Chủ tịch UBND xã Hà Tây-cho hay: Ủy ban nhân dân xã đã ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo vệ rừng, phòng-chống chặt phá rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Đặc biệt, đối với các khu vực rừng có nguy cơ bị xâm hại cao, xã tổ chức nhiều đợt tuần tra, truy quét nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng. Đồng thời, xã phối hợp với các địa phương giáp ranh để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân; hướng dẫn người dân dùng lửa trong sản xuất nương rẫy, xử lý thực bì đúng quy định.

Đến nay, huyện đã kiện toàn ban chỉ huy PCCCR các cấp, xây dựng kế hoạch PCCCR. Ông Nguyễn Văn Thành-Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh-cho rằng: Phần lớn diện tích rừng đơn vị quản lý nằm giáp hoặc xen kẽ với diện tích đất nông nghiệp của người dân nên công tác PCCCR gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, đơn vị đã tăng cường công tác tuyên truyền, ký cam kết an toàn lửa rừng với các hộ dân trong vùng trọng điểm; thành lập và củng cố Ban Chỉ huy PCCCR gồm 15 người; thành lập 7 tổ PCCCR với hơn 100 người nhận khoán bảo vệ rừng ở các thôn, làng thuộc vùng trọng điểm cháy. Đồng thời, đơn vị đang triển khai phát đốt trước có điều khiển, làm đường băng cản lửa để ngăn chặn cháy lan.

Trao đổi với P.V, ông Phạm Minh Phụng-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo Hạt Kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Tư pháp, Phòng Văn hóa-Thông tin và UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đất đai; phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ rừng, PCCCR tại các cộng đồng dân cư thôn, làng. Đồng thời, củng cố, kiện toàn ban chỉ huy PCCCR, xây dựng kế hoạch PCCCR cấp huyện; chỉ đạo các xã, đơn vị chủ rừng kiện toàn lực lượng, xây dựng kế hoạch PCCCR; phân công trực, tuần tra, kiểm tra rừng, hướng dẫn các hộ dân xử lý thực bì trong canh tác nương rẫy, ngăn chặn không để cháy lan vào rừng; chủ động chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia chữa cháy khi xảy ra cháy rừng theo đúng phương châm “4 tại chỗ”.

“Dịp Tết Nguyên đán là thời điểm nhạy cảm, các đối tượng thường lợi dụng để xâm hại tài nguyên rừng nên huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm tra rừng, chốt chặn tại cửa rừng thuộc xã Hà Tây, Ia Kreng, Chư Đang Ya để ngăn chặn, phòng ngừa. Huyện cũng tăng cường chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát, gắn trách nhiệm người đứng đầu; thành lập tổ liên ngành kiểm tra, truy quét lâm tặc trước, trong và sau Tết Nguyên đán”-Phó Chủ tịch UBND huyện thông tin thêm.

 

 LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.