Chu choa chi rứa hè?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chuyện là nhà mình mới chào đón hai bé sinh đôi. Em mình dự định đặt tên cho hai cháu là Thảo Nhi, Thảo Vy. Hai cái tên thật đẹp cho con gái, ấy vậy mà lại bị cả nhà phản đối...

 Về quê là phải nói giọng quê, tại vì cứ thấy như thế mới gần gũi với quê hương, mới còn thấy đây là nơi mình thuộc về - Ảnh: Thiên Anh
Về quê là phải nói giọng quê, tại vì cứ thấy như thế mới gần gũi với quê hương, mới còn thấy đây là nơi mình thuộc về - Ảnh: Thiên Anh


Ở đâu thì được chứ ở cái đất Quảng này thì tên con cái không nên có vần “a”, Thảo Nhi thì qua giọng Quảng là thành “Thổ Nhi” hết. Như cái kiểu người ta gọi mì “Hổ Hổ” thay cho thương hiệu mì “Hảo Hảo” quen thuộc, đọc lên nghe lạ hoắc chả biết đâu mà lần.

Còn nhớ hồi sinh viên chân ướt chân ráo ra Đà Nẵng học, mình là lớp trưởng nên thỉnh thoảng phải nói chuyện trước lớp. Sinh viên trong lớp đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau của miền Trung, đứa Nghệ An, Hà Tĩnh, đứa thì Quảng Ngãi, Bình Định. Lần đầu tiên nghe mình nói giọng Quảng cả bọn cứ trố mắt. Sau mới nhận ra không những dùng từ địa phương mà mình còn phát âm sai thành thử nghe không hiểu.

Thế nên, lúc cả bọn đi học quân sự mới sinh ra lớp học dạy phát âm cho các bạn Quảng Nam. “Mấy cô giáo” dù đã hết sức cố gắng mà “các trò” vẫn không sao phát âm cho phân biệt giữa “lượt” và “lược, giữa “lan” và “lang”, mở miệng ra là “lượt” nào cũng như “lược” nào, củ “lang” với hoa “lan” cũng chả khác gì nhau.

Giọng Quảng mà lên ti vi thì ôi thôi càng thấy ngộ, nhất là khi chị phát thanh viên giọng vừa nhẹ nhàng, phát âm chuẩn mực chỉ mới dứt lời cách đó đôi giây.

Ba năm trước mình vào Phú Quốc làm việc, có ngờ đâu điều làm mình nhớ nhung khôn nguôi chính là mấy từ địa phương và phát âm ngộ ngộ đó, mỗi lần đi đâu cứ ép tai nghe xem có ai nói “chu choa cái chi mà ngon kinh?”, xem thử có ai vừa tặc lưỡi vừa than “bữa ni trời nắng ghê rứa hè” đâu đó?

Sếp mình ngoài đảo là người Sài Gòn, còn đồng nghiệp trong phòng đa số là người Hà Nội, Nam Định thì lại rất hiếu kỳ với giọng Quảng. Để giao tiếp hiệu quả trong công việc, mình luôn cố gắng phát âm sao cho chuẩn. Ấy thế mà mỗi lần cả phòng đi chơi là được yêu cầu: “Em nói chị nghe vài câu giọng Quảng đi”. Ai cũng thử bắt chước mình, đều rất kiên trì cho ra chất Quảng “Nôm”, sau hồi kết luận, coi bộ vậy mà cũng khó chứ chẳng đùa.
Cùng với chất giọng đặc trưng, người quê mình còn có cách nói chuyện cởi mở, chất phác và sự nhiệt tình cũng đặc trưng không kém. Chị đồng nghiệp Nam Định kể, có lần vào Hội An chơi, bị té xe. Chưa kịp định thần đã thấy mọi người sốt sắng chạy ra, hỏi thăm các kiểu. Chị nghe nhiều từ chưa hiểu, chỉ biết có chú thì giúp mình dựng xe lên rồi xin phép đưa đi sửa, cô thì dìu vào hiên ngồi cho mát rồi pha nước, xem người trầy xước bầm dập đâu không còn tính. Bữa đó xe sửa xong chú ấy cũng không chịu lấy tiền, bảo giúp nhau tí mà tiền bạc gì. Chị lúc nào cũng muốn quay lại vì người ở đây sao dễ thương quá.

Thật ra mình tin chắc một điều bất cứ nơi đâu trên quê hương ta cũng có những người tốt, những tấm lòng trượng nghĩa. Chỉ là cách thức thể hiện sự quan tâm của mỗi vùng mỗi khác, mỗi người mỗi không giống nhau. Như cách nói chuyện thì người Quảng rất chất phác, nghĩ sao nói đó không vòng vèo. Nhiều khi cũng vì thật quá mà có hơi mếch lòng nhau. Còn nếu giúp được ai là nhiệt tình, giúp hết sức bất kể lạ quen. Bạn nào từ vùng khác đến, không quen kiểu này mà tự nhiên thấy người ta sốt sắng quá lại sinh nghi, lại ngờ rằng một cú lừa hay thuyết âm mưu đang chờ mình ấy chứ.

Bạn bè mình tỏa đi khắp nơi vì mưu sinh, Tết đến mới có dịp tụ họp hàn huyên. Bạn bảo, về quê mấy bữa là như ăn phải bánh mì chuyển ngữ của Đô-rê-mon, cứ thế mà nói giọng Quảng trôi tuột, ngày thường đi làm phải chỉnh giọng cho người ta hiểu. Trong tiếng Quảng của bạn giờ đây cũng chen vài từ rất Sài Gòn hoặc rất Hà Nội một cách vô thức. Bạn rằng, về quê là phải nói giọng quê, tại vì cứ thấy như thế mới gần gũi với quê hương, mới còn thấy đây là nơi mình thuộc về.

Ờ, mình thì nghĩ, tùy vào nơi ta từng qua mà phạm trù quê hương cũng ngày càng trở nên rộng lớn. Như ra nước ngoài mà nghe thấy người ta nói tiếng Việt thôi cũng đủ để lòng hồ hởi. Nên nếu có thể, dẫu giọng nói đã khác đi ít nhiều, giữa những người từ bao chốn xa, nghe họ nói vài câu thôi còn nhận ra đồng hương đất Quảng, vậy nghĩa là quê hương vẫn còn trong tim ta nhỉ.

 

“Nếu anh yêu cái mặn mà thì về Quảng Nam quê em
Nếu anh ưa cái nồng cay thì về Quảng Nam ân tình
Người ở miền Trung không ngại mưa ngại gió
Người ở miền Trung anh về anh sẽ thương”.

                                           (Nhạc sĩ Trần Quế Sơn)

 

 




Theo QUYÊN ĐINH (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.