Chính phủ ra Nghị quyết hỗ trợ người dân thiệt hại nhà ở do thiên tai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các hỗ trợ nhằm kịp thời khắc phục thiệt hại về nhà ở của người dân do thiên tai gây ra, nhanh chóng ổn định đời sống cho người dân, đảm bảo trật tự xã hội.
Trao quà hỗ trợ người dân bị cô lập ở xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên. (Ảnh: Bích Huệ/TTXVN)
Trao quà hỗ trợ người dân bị cô lập ở xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên. (Ảnh: Bích Huệ/TTXVN)
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 165/NQ-CP ngày 5/11/2020 về việc hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại nặng về nhà ở do thiên tai gây ra trong tháng 10/2020 trên địa bàn một số địa phương miền Trung và Tây Nguyên.
Nghị quyết đề cập các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên được hỗ trợ gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum.
Các hỗ trợ nhằm kịp thời khắc phục thiệt hại về nhà ở của người dân do thiên tai gây ra, nhanh chóng ổn định đời sống cho người dân, đảm bảo trật tự xã hội.
Nghị quyết nêu rõ, hỗ trợ các hộ gia đình có nhà ở bị đổ, sập, trôi, hư hỏng nặng do thiên tai gây ra trong tháng 10/2020 như sau:
Đối với nhà bị sập, đổ, trôi hoàn toàn: Ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ; nhà bị hư hỏng nặng được hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ.
Căn cứ mức độ thiệt hại về nhà ở và mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương, các địa phương chủ  động sử dụng ngân sách của mình và huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để quyết định mức hỗ  trợ cho các hộ dân cho phù hợp.
Trình tự, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các văn bản hướng dẫn.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh của các địa phương nêu trên tổ chức rà soát, thống kê và phân loại mức độ thiệt hại về nhà ở của người dân trên địa bàn, báo cáo Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định mức kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương; chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của số liệu báo cáo và việc triển khai thực hiện chính sách theo Nghị quyết này.
Thời gian rà soát báo cáo về Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai thực hiện trước ngày 20/11/2020. Quá thời hạn trên, các địa phương có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương để thực hiện chính sách, ngân sách trung ương không hỗ trợ.
Bộ Tài chính chủ động cân đối dự phòng ngân sách Trung ương để thực hiện cơ chế, chính sách trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định; chủ trì phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai trình Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho từng địa phương và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện. Các Bộ, ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn để chủ động chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả và đồng bộ các giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi Nghị quyết.
Nghị quyết cũng nêu rõ: Ưu tiên dành nguồn lực ngân sách nhà nước, trong đó chủ yếu là ngân sách trung ương và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để hỗ trợ người dân xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà ở bị sập, trôi, hư hỏng nặng. Việc hỗ trợ phải đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch; tránh trục lợi chính sách; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.
Các địa phương khác có người dân chịu thiệt hại về nhà ở do thiên tai, thực hiện hỗ trợ người dân theo chế độ quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương này theo quy định tại quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai.
(TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Ông Cao Xuân Nam-Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh (thứ 2 từ phải sang) trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà Chữ thập đỏ cho gia đình bà Rmah H’Ngọc (đứng giữa). Ảnh: Ngọc Duy

Lan tỏa yêu thương trong Tháng Nhân đạo năm 2025

(GLO)- Với thông điệp “Hành trình nhân đạo-lan tỏa yêu thương”, Tháng Nhân đạo năm 2025 đã khởi động tại xã Ia Ake (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) với chuỗi các hoạt động sôi nổi, ý nghĩa hướng về người nghèo; qua đó góp phần lan tỏa yêu thương, xây dựng một cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái.

Thầy Vũ Văn Tùng (hàng sau, thứ 3 từ trái sang, người phụ trách "Tủ bánh mì 0 đồng") phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám trao học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi của trường. Ảnh: Văn Tùng

Tủ bánh mì 0 đồng trao học bổng “Vì em hiếu học”

(GLO)- Sáng 29-4, thầy Vũ Văn Tùng-người phụ trách "Tủ bánh mì 0 đồng" phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ trao học bổng “Vì em hiếu học” cho học sinh vượt khó học giỏi của trường.

Đak Đoa trợ cấp xã hội cho em Nêu

Đak Đoa trợ cấp xã hội cho em Nêu

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) ban hành quyết định 1097/QĐ-UBND ngày 21-4-2025 về việc trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15-3-2021 và Nghị định 76/2024/NĐ-CP ngày 1-7-2024 của Chính phủ.

Xót lòng cháu bé mồ côi

Xót lòng cháu bé mồ côi

(GLO)- Mới học lớp 1 nhưng em Nêu (làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia ) đã mồ côi cả cha lẫn mẹ. Bố Nêu qua đời cách đây 6 tháng do bạo bệnh. Nỗi đau chưa nguôi ngoai thì tháng 2 vừa qua, mẹ cũng tiếp tục rời xa em.

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng”: Lan tỏa yêu thương

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” lan tỏa yêu thương

(GLO)- Hơn nửa tháng qua, với điểm “Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” tại số 323 Nguyễn Viết Xuân (phường Hội Phú, TP. Pleiku), nhóm thợ cắt tóc trẻ đã góp phần lan tỏa yêu thương đến nhiều người, nhất là lao động nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.