Chiêm ngưỡng đồ trang sức Óc Eo 2000 năm tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chuyên đề triển lãm Báu vật vương quốc cổ - Nghệ thuật kim hoàn và trang sức Óc Eo vừa khai mạc tại Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí Minh sáng 29-11 giới thiệu 300 hiện vật có niên đại từ thế kỷ I - VII.
Vật đeo bằng vàng của cư dân Óc Eo
Vật đeo bằng vàng của cư dân Óc Eo
Khách tham quan chiêm ngưỡng cổ vật Óc Eo tại phiên khai mạc
Khách tham quan chiêm ngưỡng cổ vật Óc Eo tại phiên khai mạc
Đây là các cổ vật được phát hiện từ nhiều di tích thuộc văn hóa Óc Eo, là bảo vật "trấn sơn" của không chỉ bảo tàng Lịch sử TP. HCM mà còn được góp thêm từ một số bảo tàng các tỉnh: Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang.
Vì vậy, chuyên đề triển lãm này là cuộc "trình diễn" quy mô về các cổ vật Óc Eo mà công chúng khó có thể chiêm ngưỡng đầy đủ trong một lần nếu chỉ đến một bảo tàng nào đó kể cả bảo tàng tại An Giang là quê hương của di chỉ Óc Eo.
Mảnh vàng có minh văn
Mảnh vàng có minh văn
Di tích cảng thị Óc Eo - Ba Thê (thuộc thuyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang ngày nay) vốn thuộc vương quốc Phù Nam, được nhà nhà khảo cổ học Louis Malleret phát hiện vào năm 1944. 
Từ đó đến nay, đã có khoảng 18 điểm di tích phát hiện được cổ vật là đồ trang sức Óc Eo, hiện diện ở cả các tỉnh thuộc miền Đông và Tây Nam bộ.
Cổ vật trang sức Óc Eo chủ yếu làm từ các chất liệu: vàng, đá quý, thủy tinh. Chuyên đề triển lãm lần này giới thiệu hai nhóm sản phẩm kim hoàn của cư dân Óc Eo.
Đó là các sản phẩm kim hoàn dùng trong tín ngưỡng tôn giáo như: bệ linga - yoni; các biểu tượng: ốc, rùa, bánh xe...; các lá vàng dát mỏng với kỹ thuật chạm, khắc chìm, thúc nổi nhiều đề tài: nhân thần, linh thú, biểu tượng, hoa sen, văn tự... thể hiện sự ảnh hưởng của hai tôn giáo là Bà La Môn giáo và Phật giáo trong đời sống cư dân Óc Eo bấy giờ. 
Đặc biệt triển lãm lần này còn có một mẫu bùa hộ mệnh bằng kim loại - là hiện vật thuộc nhóm tín ngưỡng người Óc Eo hiếm thấy.
Chuỗi hạt bằng đá của người Óc Eo
Chuỗi hạt bằng đá của người Óc Eo
Nhóm thứ hai là các sản phẩm kim hoàn là trang sức: Ở đây có đa dạng các loại hình như nhẫn, hoa tai, mặt đeo, hạt chuỗi, mề đay, vật trang sức… 
Kỹ thuật chế tác trên những sản phẩm này còn thể hiện sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới như: kỹ thuật tạo hình nhũ trên nhẫn, hoa tai (Champa), kỹ thuật thắt nút trên mặt nhẫn (Java, Ấn Độ), hoa văn bọ hung (Ai Cập), hạt chuỗi khắc khía (Hy Lạp)…
Về nghề kim hoàn, Phù Nam được mệnh danh và "xứ vàng, nên nghề kim hoàn đã có sự phát triển đạt trình độ cao nhằm phục vụ nhu cầu thẩm mỹ, tín ngưỡng tôn giáo đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm thương mại đáp ứng nhu cầu giao thương với các nước. 
Triển lãm cũng giới thiệu các vật dụng dùng trong hoạt động chế tác kim hoàn được tìm thấy như nồi nấu kim loại, đá thử vàng, nguyên liệu, bụi vàng còn sót lại trong lòng đất, các khuôn đúc với dấu vết của những trang sức như khuyên tai, nhẫn, con dấu kết hợp làm mặt trang trí trên trang sức (nhẫn, mặt dây chuyền)... với kỹ thuật tạo tác thể hiện óc thẩm mỹ và trình độ nghệ thuật cao, phản ánh đời sống văn hóa tinh thần đồng thời thể hiện sự ảnh hưởng và giao lưu văn hóa Đông - Tây vào thời bấy giờ.
Triển lãm mở cửa mỗi ngày tại số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Q1, kéo dài đến hết ngày 31-3-2018.
Khuôn đúc dùng trong nghề kim hoàn ở Óc Eo
Khuôn đúc dùng trong nghề kim hoàn ở Óc Eo
Nồi nấu kim loại bằng đất nung
Nồi nấu kim loại bằng đất nung
Lam Điền (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.