Chia sẻ kinh nghiệm canh tác mía năng suất cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 15-8, Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa (TTC Sugar) thuộc Tập đoàn TTC tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm canh tác mía đạt năng suất, chất lượng cao tại Gia Lai. Tham dự có các chuyên gia nông nghiệp quốc tế uy tín và một số hộ trồng mía tại các tỉnh Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận cùng cán bộ nông nghiệp Công ty TTC Sugar.
Tại Hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm thực tế áp dụng tại Thái Lan, khu vực có năng suất mía đạt 190 tấn/ha. Theo đó, từ năm 2007, Thái Lan đã áp dụng tưới nhỏ giọt giúp năng suất mía đạt 125-187 tấn/ha. Vì vậy, nông dân trồng mía cần lưu ý lựa chọn thời điểm trồng mía trước mùa nắng hạn từ tháng 10-11 sẽ cho chữ đường cao; còn xuống giống khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau để tránh mùa khô, độ ẩm đất thấp khi cây mía cần nước để nảy mầm; trồng từ tháng 4 đến tháng 6 đầu mùa mưa năng suất và chất lượng mía sẽ sụt giảm. Ngoài ra, cần chuẩn bị khâu làm đất ở độ sâu hơn 50 cm, phá vỡ tầng đế cày để nước được cung cấp và tiêu vào mùa khô. Đặc biệt, không đốt lá mía khi thu hoạch nhằm che phủ đất, ngăn ngừa bốc hơi…
Chuyên gia Thái Lan trình bày tại Hội thảo. Ảnh: Nguyễn Diệp
Chuyên gia Thái Lan trình bày tại Hội thảo. Ảnh: Nguyễn Diệp
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng trình bày bí quyết trồng mía hàng đôi; quy trình trồng dặm bằng hom, tách bụi, dặm bằng bầu, máy. Nông dân cần nắm bắt nhu cầu nước tưới của cây mía theo từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau để đảm bảo trung bình cây mía 11 tháng cần tưới 1.500 mm nước/ngày theo phương pháp tưới nước nhỏ giọt, theo rãnh hoặc tưới phun mưa…Đây là một trong những giải pháp nâng cao năng suất mía, là một trong những chìa khóa giúp ngành mía đường Việt Nam tăng năng lực cạnh tranh, ổn định vùng nguyên liệu và đời sống người nông dân. Hiện tại, bình quân năng suất mía của nhiều tỉnh, thành khoảng 60-70 tấn/ha, chỉ một số diện tích cho năng suất vượt trội như Tây Ninh 100 tấn/ha, Gia Lai 90 tấn/ha…
Được biết, hiện tại, TTC Sugar sở hữu vùng nguyên liệu mía gần 60.000 ha, sản xuất 542.000 tấn đường thành phẩm/năm, trong đó có vùng nguyên liệu mía tại Gia Lai.
Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của dịch tả heo châu Phi tại nhiều tỉnh, đặc biệt là các địa phương giáp ranh, tỉnh Gia Lai đã nhanh chóng triển khai 4 chốt kiểm soát dịch bệnh động vật liên ngành tại các cửa ngõ trọng yếu.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

null