Ngành mía đường bị đẩy vào "tử địa", ai chịu trách nhiệm?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hội nhập trong hoàn cảnh cạnh tranh bất bình đẳng và gian lận thương mại từ Thái Lan vào thời điểm này sẽ đẩy nông dân và các nhà máy vào “tử địa”. Các hộ nông dân trồng mía, doanh nghiệp chế biến đường chắc chắn sẽ chịu tổn hại to lớn, thậm chí ngành mía đường Việt Nam đứng trước nguy cơ bị "xoá sổ".
Tại Toạ đàm “Làm gì để ngành mía đường Việt Nam thoát ra khỏi “bẫy” hội nhập?” do báo Nông thôn Ngày nay tổ chức vừa qua, ông Đặng Việt Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP mía đường Sơn La cho biết, giá đường Việt Nam cao hơn Thái Lan là do ngành mía đường Việt Nam phải đối mặt trực diện với sự cạnh tranh bất bình đẳng của Thái Lan dưới nhiều hình thức gian lận thương mại, trợ cấp, trợ giá, bảo hộ trá hình được tiến hành một cách tinh vi, có hệ thống trên quy mô lớn từ nhiều thập kỷ nay. 
Ông Đặng Việt Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP mía đường đường Sơn La. 
Cũng theo ông Việt Anh, gian lận thương mại, đường lậu từ Thái Lan đã gây tổn thất cho ngành mía đường Việt Nam trong thời gian dài và nghiêm trọng hơn trong 02 năm vừa qua việc buôn lậu gian lận thương mại, buôn lậu quy mô lớn, trắng trợn, công khai đã khiến cho 1/3 các nhà máy đường Việt Nam đóng cửa, nhiều cánh đồng mía bỏ hoang vì thua lỗ và nông dân chưa biết trồng cây gì thay thế.
Hội nhập trong hoàn cảnh cạnh tranh bất bình đẳng và gian lận thương mại từ Thái Lan vào thời điểm này sẽ đẩy nông dân và các nhà máy vào “tử địa”. Các hộ nông dân trồng mía, doanh nghiệp chế biến đường chắc chắn sẽ chịu tổn hại to lớn, thậm chí ngành mía đường Việt Nam đứng trước nguy cơ bị "xoá sổ".
Thị trường của gần 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào đường nhập khẩu từ Thái Lan. Câu hỏi đặt ra là nếu Thái Lan khống chế được thị trường đường Việt Nam thì người tiêu dùng và khách hàng chế biến công nghiệp sẽ phải mua đường với giá đắt đỏ hay giá rẻ?
Kho đường nhập lậu từ Thái Lan từng bị các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, nhưng đây chỉ là số ít.
Theo Chủ tịch HĐQT nhà máy đường Sơn La, vấn đề đặt ra là các cơ quan chức năng nhất thiết phải tính toán, phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc hệ lụy của việc thực hiện Hiệp định ATIGA đến lợi ích của quốc gia, người nông dân, đồng bào trồng mía, công nhân lao động và doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Việt Nam cần xác định một lộ trình thực hiện cam kết ATIGA phù hợp, dựa trên các nguyên tắc công bằng, minh bạch, đảm bảo hài hoà lợi ích hợp pháp của quốc gia, các bên liên quan và ổn định an ninh, kinh tế, chính trị tại các địa phương.
"Cụ thể, trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn này, các cơ quan chức năng xem xét tạo điều kiện 05 năm cho các nhà máy đường Việt Nam cùng nông dân khôi phục lại vùng nguyên liệu, ổn định sản xuất và an sinh xã hội địa phương, tái cân bằng vị thế với Thái Lan. Lộ trình sau 05 năm nữa sẽ thực thi Atiga trên cơ sở tái đàm phán với Thái Lan về hạn ngạch và mức thuế nhập khẩu 20-25% như các nước Indonesia và Philipines đã làm (hiện nay cả Indo và Philippines đã thực thi ATIGA nhưng đều khống chế hạn ngạch và thuế suất nhập khẩu 5% và 10%). Do vậy 05 năm là khoảng thời gian để khôi phục cây mía, đảm bảo sinh kế cho nông dân đồng thời đánh giá tác động toàn diện của ATIGA cũng như tính toán mức thuế và hạn ngạch khi thực thi ATIGA", ông Đặng Việt Anh nêu quan điểm.
Cũng tại Toạ đàm này, ông Nguyễn Văn Lộc, nguyên TGĐ Công ty Đường Biên Hoà, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mía đường MK, Giám đốc Công ty TNHH tư vấn Mía đường Lộc Hằng, lịch sử ngành đường đã chứng kiến cái chết lịch sử.
Ông Nguyễn Văn Lộc. 
Thứ nhất, từ những năm 1980, 1990 Cuba đã xuất khẩu 8 triệu tấn đường mỗi năm. Ngành công nghiệp mía đường Cuba lúc đó họ nhận được trợ cấp toàn bộ của khối xã hội chủ nghĩa. Trình độ cơ giới hoá, trình độ hợp tác xã, trình độ thực phẩm mía đường họ đã đạt rất cao. Sau khi khối xã hội chủ nghĩa tan rã, ngành mía đường bước vào thế giới, tưởng rằng với những lợi thế mình đang sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhưng kết quả sau hội nhập lại bị “chết” tức tưởi. Cuba những năm trước xuất khẩu chiếm 20% lượng đường thế giới nhưng đến nay lại không đủ ăn. Nguyên nhân, do giá đường trên quốc tế thấp hơn giá thành sản xuất. Sau khi trụ được 2 năm thì ngậm ngùi đóng cửa.
Tôi sang Cuba cách đây vài năm thì cái ấn tượng đập vào mắt là các nhà máy bỏ hoang, nông dân không có việc, cánh đồng mía bạt ngàn… Thứ hai, trong ngành đường thế giới, duy nhất có một quốc gia có lợi dám tuyên bố sẽ đứng vững sau hội nhập là Australia. Nhưng đầu tháng 1/2019, ngành mía đường nước này đã phải phát đi một văn bản cầu cứu Chính phủ.
Hiện nay, 3 ông lớn sản xuất mía đường là Thái Lan, Philippin và Indonesia họ hội nhập như thế nào? Đối với Thái Lan, khi Hiệp hội mía đường mía thuê công ty tư nhân điều tra về chính sách thì mới bộc lộ thực chất là gian lận thương mại. Sau 3 năm thu thập mới có đủ bằng chứng rồi đưa cho Brazin kiện song đến nay vẫn chưa giải quyết xong vì nhiều lý do.
Người dân xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang đang thu hoạch vụ mía 2018-2019. (Ảnh: Phạm Yến/Vietnam+)
Ông Lộc cho biết thêm: Đối với hai nước còn lại, trong báo cáo mới nhất của Hiệp hội mía đường Mỹ không có chuyện đường tự do vào Philippines và Indonesia. Hai nước này sống chết đảm bảo đời sống người dân trồng mía thông qua giá đường.
“Nông dân Việt Nam hiện nay theo báo cáo của thế giới chúng ta đang ở mức sản xuất mía đường đường ngang ngửa với các nước trong khối ASEAN hiện nay chúng ta đang nhập. Nếu nông dân chúng ta có điều kiện như nông dân Philippin và Indonesia thì chúng ta cứ hội nhập. Còn không, ngành mía đường của chúng ta sẽ chết ngay lập tức. Cách đây 1 năm, các doanh nghiệp mía đường đã tuyên án tử với mình. Nghĩa là, giá mía dưới 800.000 đồng thì nông dân lỗ. Thời gian qua, do đường nhập lậu ồ ạt tràn vào nước ta không kiểm soát được nên khiến giá mía đường giảm, chúng ta không kiểm soát được”, ông Lộc nhấn mạnh.
Trần Kháng (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.