Chế độ làm việc đối với giáo viên: Băn khoăn về phụ cấp và số tiết dạy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị ĐH. Về cơ bản, dự thảo thông tư có nhiều điểm mới, phù hợp. Tuy nhiên, có một số vấn đề còn băn khoăn.

Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn có thể sẽ bị cắt phụ cấp chức vụ

Theo quy định hiện hành, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất; đồng thời, không giới hạn số nhiệm vụ chuyên môn và vị trí việc làm được kiêm nhiệm nên có giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều công việc.

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên

Vì thế, tại khoản 3- điều 4 của dự thảo Thông tư hướng dẫn mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 2 nhiệm vụ quy định tại điều 8, điều 9, điều 10 thông tư này. Đối với các vị trí kiêm nhiệm và các hoạt động chuyên môn theo quy định tại chương III thông tư này (trừ kiêm nhiệm công tác công đoàn, bí thư Đoàn, phó bí thư Đoàn cấp trường) nếu đã được nhận tiền thù lao hoặc tiền phụ cấp thì không được quy đổi ra tiết dạy.

Theo đó, điều 8, điều 9, điều 10 thông tư này có rất nhiều đối tượng được giảm định mức tiết dạy khi kiêm nhiệm các chức vụ hoặc nhiệm vụ khác. Trong đó, tổ trưởng và phó chuyên môn hoặc tổ phó tổ quản lý học sinh (trong trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú) được giảm 3 tiết (tổ trưởng), 1 tiết (tổ phó)/tuần.

Hiện nay, những giáo viên kiêm nhiệm tổ trưởng được giảm 3 tiết và tổ phó cũng được giảm định mức 1 tiết/tuần. Bên cạnh đó, theo Thông tư 33/2005/TT/BGD-ĐT quy định về chế độ phụ cấp chức vụ được áp dụng đối với cán bộ, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ sở giáo dục công lập thì tổ trưởng chuyên môn cấp THPT được hưởng phụ cấp chức vụ với hệ số 0,25; tổ trưởng chuyên môn cấp THCS và tiểu học được hưởng phụ cấp chức vụ với hệ số 0,20 và tổ phó chuyên môn của cả 3 cấp học được hưởng phụ cấp chức vụ với hệ số 0,15.

Thế nhưng, theo dự thảo Thông tư lần này, tổ trưởng và tổ phó chuyên môn chỉ được nhận 1 trong 2. Nếu nhận quy đổi số tiết thì được giảm tiết nhưng không còn tiền phụ cấp chức vụ; nếu nhận tiền phụ cấp chức vụ thì phải dạy đủ tiết theo định mức.

Trên thực tế, trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn ở các nhà trường hiện nay rất nặng nề. Đây là những người chịu trách nhiệm chính về hoạt động tổ chuyên môn để phát triển bộ môn. Vì vậy nên duy trì chế độ phụ cấp chức vụ cho tổ trưởng và tổ phó chuyên môn bên cạnh giảm định mức tiết dạy như hiện nay.

Chưa kể, khi Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở lên 2.340.000 đồng đã đề cập đến việc giữ nguyên các loại phụ cấp như trước đây. Vì thế, nếu cắt phụ cấp chức vụ của tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, trong khi các chức vụ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm khác được giữ nguyên là điều chưa thực sự hợp lý.

Số tiết, thời gian giảng dạy của giáo viên cấp THCS đang nhiều nhất

Theo quy định hiện hành, định mức tiết dạy của giáo viên được quy cụ thể như sau: Giáo viên tiểu học là 23 tiết/tuần, giáo viên THCS là 19 tiết/tuần, giáo viên THPT là 17 tiết/tuần; giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường, lớp dành cho người khuyết tật được giảm 2 tiết/tuần so với định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp.

Trong các cấp học, giáo viên cấp THCS đang dạy số tiết nhiều thứ 2 (sau giáo viên tiểu học) nhưng thời gian lại nhiều nhất

Trong các cấp học, giáo viên cấp THCS đang dạy số tiết nhiều thứ 2 (sau giáo viên tiểu học) nhưng thời gian lại nhiều nhất

Theo dự thảo Thông tư, giáo viên phổ thông đang giảng dạy ở các trường thì cơ bản vẫn dạy số tiết như hiện nay. Trong các cấp học, giáo viên cấp THCS đang dạy số tiết nhiều thứ 2 (sau giáo viên tiểu học) nhưng thời gian lại nhiều nhất. Giáo viên tiểu học dạy 23 tiết nhưng mỗi tiết là 35 phút, tương đương với 805 phút. Giáo viên THCS dạy 19 tiết nhưng thời gian mỗi tiết là 45 phút. Vì thế, tổng thời gian giảng dạy/tuần của giáo viên THCS là 855 phút.

Trong khi đó, giáo viên THPT dạy mỗi tuần 17 tiết, thời gian mỗi tiết cũng 45 phút như giáo viên THCS nên mỗi tuần sẽ tương đương với 765 phút.

Điều đáng băn khoăn của nhiều giáo viên THCS lâu nay là giáo viên THCS và THPT có nhiều điểm tương đồng về trình độ đào tạo ngành học. Ví dụ học đại học toán ra trường, có người xin dạy ở cấp THCS, có người dạy ở cấp THPT đều được vì trình độ đào tạo như nhau. Chỉ có một số ít giáo viên THCS ngày trước học CĐ thì hiện nay đa phần đều đã học xong ĐH.

Ngoài giảng dạy, giáo viên THCS còn kiêm công tác phổ cập và tỷ lệ bỏ học ở cấp học này còn cao hơn, học sinh vi phạm cũng nhiều hơn. Nhưng, số tiết dạy hàng tuần của giáo viên THCS lại nhiều hơn cấp THPT 2 tiết. Đặc biệt, đa phần giáo viên THCS đang phải dạy 2 môn học, việc soạn kế hoạch bài dạy (giáo án) còn nặng nề hơn giáo viên THPT. Vì thế nên chăng để giáo viên THCS và THPT có số tiết dạy như nhau (cùng 17 tiết/tuần).

Có thể bạn quan tâm

Cô Nguyễn Thị Thúy Nga-Giáo viên Trường Tiểu học Phan Chu Trinh hướng dẫn các em học bài. Ảnh: V.C

Điểm sáng về giáo dục học sinh toàn diện ở Phú Thiện

(GLO)- Lấy chất lượng học sinh làm thước đo hiệu quả giáo dục, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, trở thành điểm sáng trong đào tạo học sinh toàn diện và mũi nhọn tại địa phương.

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) đề xuất xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập. Trong đó, một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề để phù hợp hơn với mức độ phức tạp công việc.