Cháy chùa Vạn Phật ở Gia Lai: Người dân khóc, lo lắng về tro cốt của người thân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi cháy chùa Vạn Phật, rất nhiều người đã tìm đến chùa để ngóng chờ được vào bên trong tìm tro cốt người thân gửi thờ tại đây.

Ngày 23-9, các lực lượng chức năng của Công an TP Pleiku, tỉnh Gia Lai đang khám nghiệm hiện trường để làm rõ nguyên nhân gây cháy chùa Vạn Phật (tổ 3, phường Hoa Lư, TP Pleiku). Rất nhiều người thân cũng đến đây chờ tin tức tro cốt người thân đang gửi tại chùa.

Bước đầu xác định vụ cháy đã lan ra nhiều gian phòng tại chùa Vạn Phật với diện tích khoảng 2.000 m2, trong đó khu vực chánh điện bị thiệt hại nặng nề nhất. Hiện trường ngổn ngang với nhiều vật dụng đổ nát, rơi vỡ.

Hiện trường vụ cháy vẫn đang được cơ quan chức năng bảo vệ. Người dân đến nắm tình hình tro cốt được gửi trong chùa chưa thể vào trong
Hiện trường vụ cháy vẫn đang được cơ quan chức năng bảo vệ. Người dân đến nắm tình hình tro cốt được gửi trong chùa chưa thể vào trong

Theo nhận định ban đầu của cơ quan công an, vụ cháy có khả năng xuất phát do chập điện trong khu vực nhà kho của chùa. Đây là nơi có các thiết bị điện dễ dẫn đến sự cố, các bức tường gạch tại đây cũng bị biến dạng lớn.

Đáng chú ý, trong khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều người dân đã mang tro cốt người thân tới gửi trong chùa thờ cúng. Khi xảy ra hỏa hoạn, khu vực để các hũ tro cốt đã bị ảnh hưởng nặng nề khiến thân nhân của họ rất lo lắng.

Bà Nguyễn Thị H. (cùng trú TP Pleiku) cho biết đã gửi tro cốt của người cháu vào trong chùa. "Sau khi chùa bị cháy, sư trụ trì có thông báo trên Zalo rằng ai có tro cốt của người thân gửi tại chùa thì đến kiểm tra. Tôi rất lo lắng nhưng hiện trường đang bị phong tỏa nên chưa thể vào trong xem xét" - bà H. nói.

Khu vực để các hũ tro cốt trước khi bị cháy được người dân ghi lại

Khu vực để các hũ tro cốt trước khi bị cháy được người dân ghi lại

Đứng bên ngoài khu vực phong tỏa, bà Trần Thị H. (trú TP Pleiku) liên tục khóc vì lo lắng cho tro cốt của người em trai đang gửi thờ cúng tại chùa. Theo bà Trần Thị H, tro cốt của người em trai được gửi vào chùa để thờ cúng khoảng 2 năm trước.

Những ngày đầu tháng, rằm, gia đình bà đều đến chùa để thắp nhang, thờ cúng. "Tôi chưa được vào trong. Nhưng thấy có người bảo rằng khu vực để tro cốt bị cháy, rơi vỡ gần hết chỉ còn hơn chục hũ là nguyên vẹn nên rất lo lắng tro cốt của em trai sẽ bị mất" - bà Trần Thị . nức nở nói.

Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường
Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường

Đa phần những người dân có tro cốt người thân gửi tại chùa đều đau xót khi biết tin chùa bị cháy, các hũ đựng tro cốt bị rơi vỡ, thất lạc. Do đó, họ mong muốn nhà chùa quy tập lại tro cốt, tổ chức buổi lễ cúng rồi mang tro cốt rải xuống sông, biển để người thân được thanh thản.

Cháy chùa thiệt hại khoảng 6 tỉ đồng

Theo Công an phường Hoa Lư, chùa Vạn Phật do ông Phan Đức Thắng (46 tuổi) làm trụ trì. Chiều 22-9, một người đàn ông 30 tuổi đến chùa thì phát hiện khói bốc nghi ngút từ bên trong chùa.

Thấy vậy, người này đã hô hoán người dân xung quanh hỗ trợ, đưa người bên trong chùa ra ngoài an toàn. Sau khi nhận được tin báo, Công an phường Hoa Lư cũng nhanh chóng có mặt tại hiện trường cùng các cơ quan chức năng tiến hành dập lửa, di dời tài sản. Vụ cháy không gây thiệt hại về người. Tuy nhiên, về tài sản, ước tính thiệt hại khoảng 6 tỉ đồng.

Khi chùa Vạn Phật xảy ra hỏa hoạn, tại khu vực này trời vẫn đang đổ mưa lớn.

Theo Hoàng Thanh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Đường từ trung tâm xã Đăk Song đến các xã phía Đông huyện Kông Chro đã được bê tông hóa. Ảnh: N.D

Xã vùng sâu chuyển mình

(GLO)- Những ngày tháng tư lịch sử, có dịp thăm lại các xã phía Đông huyện Kông Chro (gồm Sró, Đăk Song, Đăk Pling, Đăk Kơ Ning), chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn sự khởi sắc của vùng quê một thời đối diện với bao khó khăn, thiếu thốn.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.