Chất lượng đàn bò thịt của Gia Lai còn thấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 25-10, tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ trên địa bàn tỉnh.
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Lê Nam
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Lê Nam
Tại hội thảo, các đại biểu được nghe chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi gia súc lớn chia sẻ về các giống bò thịt chất lượng cao và công nghệ thụ tinh nhân tạo trâu, bò. Theo đó, các giống bò thịt chất lượng cao gồm: Red Sindhi, Brahman, Charolais, Limousin, Hereford, Shorthorn, Blanc Bleu Belge, Santa Gertrudis, Druonghtmaster, Angus, Senepol. Công nghệ thụ tinh nhân tạo là cơ hội để có được đời con tốt thông qua khai thác tối đa tiềm năng di truyền của những đực giống tốt nhất đã được chọn lọc. Ngoài ra, các chuyên gia đã giới thiệu một số giống cỏ phục vụ chăn nuôi có thể áp dụng tại Gia Lai gồm: VA06, Hamil, Monbasa, Ruzi, Mulato, Stylo và cỏ sả lá nhỏ, cỏ sả lá lớn, bắp sinh khối, chè khổng lồ, cây bình linh…
Theo ông Huỳnh Văn Trương-Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh: “Gia Lai là tỉnh có tiềm năng và thế mạnh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ, đặc biệt là nuôi bò thịt. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2018, tỉnh Gia Lai có tổng đàn gia súc ăn cỏ đứng thứ 2 cả nước với hơn 384.000 con. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng đàn bò thịt của tỉnh còn thấp, chưa đáp ứng được yêu câu của thị trường và hiệu quả cho người chăn nuôi. Do đó, hội thảo sẽ giúp cho ngành chăn nuôi bò thịt của tỉnh phát triển tốt hơn”.
Lê Nam

Ứng dụng Báo Gia Lai đã lên 2 kho ứng dụng:

 - Google Play: http://bit.ly/2PcYBHy

 - App Store: https://apple.co/2W9SmGa

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.