Cây giữa đường, đường né cây vì "tâm linh"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại Hà Nội, nhiều cây lớn lâu năm đã bị chặt hạ di chuyển nhường đất cho những công trình cấp thiết. Nhưng cũng có những cây cổ thụ đứng đơn lẻ vẫn yên vị, cho dù ở giữa đường.
 

 

Khi một đoạn đường Hoàng Hoa Thám được mở rộng, khi một nhánh đi trên cầu vượt cắt đường Văn Cao và một nhánh đi xuống dưới đã khiến cho 2 cây đa ven đường nay ra chính giữa tim đường.
 

 

2 cây đã đứng trơ trọi giữa đường được trồng đã rất lâu, theo cụ bà Nguyễn Thị Dúi 87 tuổi (trong ảnh) sống ở đây cho biết, khi còn bé 2 cây này đã có rồi.
 

 

Đoạn đường này có 3 cây đa đứng gần sát nhau, với 2 cây giữa đường và một cây ven đường. Đây là đoạn giao với dốc Tam Đa nên người dân vẫn coi 3 cây đa này như một trùng hợp ngẫu nhiên thú vị với tên Tam Đa.
 

 

Cây đề cổ thụ đứng giữa đường trên phố Thụy Khuê.
 

 

Thân cây lớn cỡ vài vòng tay người lớn, được cho là đã hơm 100 năm tuổi.
 

 

Trước đây vị trí cây đề cũng nằm ở ven đường thuộc địa phận làng Yên Thái xưa, nay đoạn đường giao với phố Lạc Long Quân được nới rộng cây đề vẫn yên vị.
 

 

Cây đa to lớn khoảng 70 năm tuổi đứng giữa đường trên phố Vũ Trọng Phụng.
 

 

Cây đa này trước đây nằm cách xa đường, nhưng khi đường mở rộng, cây ở vị trí giữa tim đường và phần gốc có đặt một miếu thờ chiếm diện tích khá lớn.
 

 

Gốc cây đa may mắn trên phố Vũ Trọng Phụng.
 

 

Cây đa trăm tuổi nằm chính giữa tim đường vành đai 2. Trước đây cây thuộc khu vực làng Nghĩa Đô và nằm sát cạnh cổng làng cổ, khi dự án được triển khai đoạn Nhật Tân - Xuân La - Bưởi - Cầu Giấy, đường đã được thiết kế để tránh không phải di dời cây đa cổ thụ này.

 

 

Cổng làng cổ đã bị phá bỏ, thay vào đó là một cổng mới được xây dựng lại nhỏ hơn nằm sát cây đa án ngữ giữa tim đường vành đai 2.
 

 

Bộ rễ lớn của cây đa cổ thụ trên đường vành đai 2.
 

 

Hiện tại cây đa nằm ngay chính diện hướng đi lên cầu vượt tại nút giao thông Bưởi. Trong suốt quá trình thi công, chủ đầu tư đã cho quây tôn quanh cây Đa và cổng làng để bảo vệ sự nguyên trạng của cây.

Theo Dantri

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.