Cây đinh lăng "bén rễ" đồng đất Ia Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để giúp người dân chuyển đổi cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế, huyện Ia Pa (Gia Lai) đang triển khai mô hình trồng cây đinh lăng. Bước đầu, loại cây dược liệu này đã thích nghi được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương và đang phát triển tốt.
Mô hình trồng cây đinh lăng được triển khai từ tháng 7-2018 với diện tích 5 ha tại làng Bi Yông (xã Pờ Tó), do Trạm Khuyến nông huyện Ia Pa phối hợp với Hợp tác xã (HTX) Tân Tiến thực hiện. Mô hình được triển khai trong 3 năm và có 4 hộ tham gia. Tổng kinh phí thực hiện mô hình gần 1,4 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% về giống, còn lại HTX Tân Tiến đối ứng về đất, hệ thống tưới, vật tư nông nghiệp và công chăm sóc. Bà Đoàn Thị Phú Hòa-Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Ia Pa-cho biết: Để giúp người dân chuyển đổi cây trồng, nhất là những diện tích mía bị bệnh trắng lá, cây mì bị khảm lá vi rút, Trạm đã phối hợp với HTX Tân Tiến thực hiện mô hình trồng cây đinh lăng. “Đầu tiên, huyện thông báo và mời các đơn vị cung ứng giống về địa phương kiểm tra, đánh giá vùng đất có phù hợp với cây đinh lăng hay không. Sau đó, thông báo đấu thầu công khai việc cung ứng giống, kết hợp với bao tiêu sản phẩm cho bà con sau khi thu hoạch. Theo đó, Công ty TNHH một thành viên Thạch Ngọc Khôi có địa chỉ tại huyện Chư Pưh được lựa chọn là nhà cung ứng giống, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Phía Công ty đã cam kết bao tiêu sản phẩm (thân, củ, cành, lá) cho các hộ tham gia dự án với giá tối thiểu 25.000 đồng/kg”-bà Hòa cho biết.
 Bà Lê Thị Quỳnh Trang-Giám đốc HTX Tân Tiến cho biết cây đinh lăng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương nên phát triển tốt. Ảnh: L.N
Bà Lê Thị Quỳnh Trang-Giám đốc HTX Tân Tiến cho biết cây đinh lăng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương nên phát triển tốt. Ảnh: L.N
Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình trồng cây đinh lăng, bà Lê Thị Quỳnh Trang-Giám đốc HTX Tân Tiến-cho hay: “Hiện tại, chúng tôi đã xuống giống được hơn 4 ha với 160 ngàn chồi giống, còn 40 ngàn chồi giống đang ký gửi lại phía cung ứng để thời gian tới khi điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ trồng hết. Trước khi trồng, chúng tôi đã tiến hành xử lý đất, lên luống, phủ bao ni lông để giữ ẩm và hạn chế cỏ, cùng với đó là đầu tư hệ thống tưới phun mưa. Qua đánh giá ban đầu, chúng tôi thấy đinh lăng phù hợp với vùng đất này, có tỷ lệ sống cao. Tuy nhiên, đây là mô hình mới, quy mô triển khai khá lớn nên còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn”. Cũng theo bà Trang, đinh lăng là cây ưa bóng mát, thích hợp nơi ít gió, trong khi đó khu vực này gió rất lớn đã ảnh hưởng phần nào đến sự sinh trưởng. Hợp tác xã đang tìm hiểu để trồng xen cây che bóng, nhưng đây phải là loại cây ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để không ảnh hưởng đến chất lượng cây đinh lăng. Ngoài triển khai mô hình trồng cây đinh lăng, HTX đang triển khai một số mô hình khác và liên kết với Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao để trồng cây dứa Cayen, đậu tương, rau... góp phần giúp xã viên chuyển đổi cây trồng, nâng cao thu nhập.
Đinh lăng là loại cây dược liệu quý, các bộ phận của cây có thể sử dụng làm thuốc hay gia vị. Cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo phân tích của Trạm Khuyến nông huyện Ia Pa, mỗi héc ta đinh lăng cần đầu tư chi phí ban đầu khoảng 366,4 triệu đồng, bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi có thể thu cành, lá, cho lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/ha; từ năm thứ 3 trở đi thu toàn bộ (rễ, thân, cành, lá), với giá khoảng 15.000 đồng/kg khô thì có thể mang lại lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng/ha. Chị Nguyễn Như Liệu (làng Bi Yông) cho biết: “Những năm qua, gia đình tôi thường trồng mía nhưng thu nhập bấp bênh, mía lại hay bị bệnh trắng lá nên khi được HTX triển khai mô hình trồng cây đinh lăng thì tôi mạnh dạn tham gia hơn 1 ha. Chúng tôi được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, Hiện cây đang phát triển tốt. Đặc biệt, với cam kết bao tiêu sản phẩm, hy vọng người dân sẽ có thu nhập cao và ổn định hơn so với trồng mía, mì”.
Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Ia Pa chia sẻ: “Mô hình đã được triển khai hơn 3 tháng và cây sinh trưởng, phát triển tốt, đạt chiều cao 20-50 cm. Đến cuối năm 2019, khi cây đinh lăng cho thu hoạch cành, lá thì HTX Tân Tiến sẽ có trách nhiệm hoàn trả 30% kinh phí đầu tư để huyện tiếp tục triển khai cho địa phương khác có nhu cầu. Nếu thành công, mô hình sẽ được nhân rộng trên địa bàn huyện”.
Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Đổi đời nhờ cây ăn quả

Đổi đời nhờ cây ăn quả

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Gia Lai đã đầu tư trồng cây ăn quả với khát vọng vươn lên làm giàu. Và, nhiều người trong số họ đã thực sự đổi đời với thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.