Càphê ngồi trên lửa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Diện tích trồng cây càphê các tỉnh Tây Nguyên hiện hơn 500.000 hécta, chiếm hơn 95% diện tích cả nước. 
Ở nhiều vùng, vườn càphê đang già cỗi cho năng suất thấp; thời tiết thất thường nên niên vụ này dự báo có nơi sẽ giảm năng suất đến 1/3. Cty TNHH xuất khẩu nông sản Tây Nguyên, cho biết năm nay dự báo năng suất càphê của Brazil sẽ cao mức kỷ lục, khoảng 63 triệu tấn. Nông dân Brazil đang đẩy mạnh bán ra nên giá sẽ khó giữ như năm trước.
 
Với vườn càphê đã thu hoạch, hiện nay mỗi vụ nhà vườn đầu tư tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ 50-70 triệu đồng, thu hoạch khoảng 3 tấn/ha. Năm nay sản lượng giảm khoảng 1/3, trong khi giá chỉ còn 35 triệu đồng/tấn nhân xô, giảm 1/4 so với trước. Tại Gia Lai niên vụ 2018, đa số 81.000ha càphê giai đoạn kinh doanh của Gia Lai đều giảm năng suất. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Gia Lai, năng suất càphê toàn tỉnh vụ này chỉ đạt 11,5 tấn quả tươi/ha, giảm gần 1/3 so với vụ năm ngoái. Nếu giá càphê nhân vẫn ở mức 35 triệu đồng/tấn như hiện nay, người trồng càphê ở tỉnh Gia Lai sẽ bị thiệt hơn 800 tỉ đồng vì giảm sản lượng. Niên vụ này còn có ý nghĩa quan trọng, vì hàng trăm thứ chi tiêu của gia đình trong năm sẽ trông chờ vào đây, do vậy người nông dân đang lo mất Tết.
Ngoài ra việc thu hái càphê bắt đầu chín cũng gặp nhiều khó khăn do nguồn nhân công quá khan hiếm. Nhiều năm trước, nguồn lao động dựa vào nhân lực từ các tỉnh duyên hải miền Trung như: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… rất sẵn. Thế nhưng vài năm trở lại đây, các khu công nghiệp ở các địa phương mở ra đã thu hút nguồn lao động tại chỗ, cộng với nhiều nguyên nhân khác khiến các chủ vườn đỏ mắt đi tìm nhân công hái càphê. Theo đó giá nhân công hiện nay cao ngất ngưởng, khoảng 1 triệu đồng/tấn so với 800.000 đồng năm trước. Nhiều vườn càphê chín đỏ mà đành chịu. Tính trung bình cứ mỗi hécta càphê phải cần đến 5 - 7 nhân công thu hái hơn một tuần. Và với 500.000 hécta càphê của Tây Nguyên, đang cần một nguồn nhân công khổng lồ. Không chỉ có những hộ gia đình, các doanh nghiệp trồng càphê cũng rất cần nguồn nhân công thu hái. Nhiều Cty sốt ruột với hàng trăm hécta diện tích chín dồn dập mà vẫn chạy đôn, chạy đáo. Cây càphê Tây Nguyên niên vụ 2018 như đang ngồi trên lửa.
Triệu Hùng (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null