Cảnh báo cúm H5N1 lan rộng ngoài tự nhiên sau cái chết của gấu Bắc cực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Virus cúm H5N1 đang lan rộng và ước tính đã giết chết hàng triệu con chim và hàng ngàn thú có vú ngoài tự nhiên trong đợt bùng phát bắt đầu vào năm 2021.

Một con gấu Bắc cực đã chết vì cúm gia cầm khi loại virus H5N1 có khả năng lây nhiễm cao đang lan rộng khắp các vùng xa xôi trên trái đất, theo tờ The Guardian ngày 2.1. Sở Bảo tồn môi trường bang Alaska (Mỹ) đã xác nhận cái chết của con gấu Bắc cực vào tháng 12.2023 và cho biết đó là trường hợp đầu tiên.

Một con gấu trắng Bắc cực trên đảo Greenland. Ảnh: REUTERS
Một con gấu trắng Bắc cực trên đảo Greenland. Ảnh: REUTERS

Con gấu được tìm thấy gần Utqiagvik, một trong số những cộng đồng ở vùng cực bắc của bang Alaska, hai năm kể từ lần gần nhất H5N1 được phát hiện tại Bắc Mỹ.

Chuyên gia thú y Bob Gerlach của bang Alaska cho rằng có thể con gấu đã đi ngang qua xác của những con chim chết vì nhiễm cúm gia cầm. Ông Gerlach đoán rằng có thể còn có thêm những con gấu khác bị chết mà chưa được tìm thấy bởi chúng sống ở nơi xa xôi.

Đợt bùng phát H5N1 lần này bắt đầu vào năm 2021, ước tính đã giết chết hàng triệu con chim và hàng ngàn con thú ngoài tự nhiên, gồm cả gấu đen và gấu nâu, voi biển, hải cẩu.

"Virus này từng xuất hiện ở Nam cực và giờ nó lây sang các loài thú Bắc cực. Thật kinh hoàng", giáo sư danh dự về bảo tồn sinh học Diana Bell tại Đại học East Anglia (Anh) nói với The Guardian.

Các nhà khoa học cảnh báo rằng virus H5N1 có thể gây ra một trong những thảm họa sinh thái lớn nhất lịch sử hiện đại nếu lây lan sang các bầy chim cánh cụt hoang dã.

Hiện tại, virus đang tiếp tục lan sang hướng nam tại Nam cực. Xác một con chim skua nâu bị nghi nhiễm bệnh đã được tìm thấy tại đảo Heroina ở bán đảo Nam cực và đang chờ kiểm tra thêm.

Các nhà chuyên gia cho rằng hệ sinh thái tại các vùng địa cực đặc biệt dễ tổn thương trước dịch cúm gia cầm bởi những nơi đó có nhiều động vật riêng biệt chưa từng tiếp xúc với những virus tương tự.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.