Cần đầu tư nâng cấp hệ thống ngầm tràn ở Ia Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vào mùa mưa lũ, nhiều ngầm tràn ở huyện Ia Pa lại ngập trong dòng nước chảy xiết. Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia lưu thông, huyện mong muốn được đầu tư nâng cấp hệ thống ngầm tràn.

Trên địa bàn xã Pờ Tó có 2 ngầm tràn lẫn vào thôn Bi Giông, Bi Gia. Ngoài ra, xã Pờ Tó còn có một số ngầm tràn đi vào khu sản xuất của người dân. Do thiết kế ngầm tràn có cống thoát nước nhỏ nên khi mưa lớn nước chảy xiết sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, rủi ro cho người dân. Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Minh Thái cho hay: Mỗi khi mưa lớn kéo dài là 2 ngầm tràn đi vào thôn Bi Giông, Bi Gia lại bị chìm sâu trong nước, gây chia cắt về giao thông.

1bg-khi-nuoc-lon-qua-ngam-tran-thon-mo-nang-2-ubnd-xa-kim-tan-da-chi-dao-luc-luong-cang-day-khong-cho-nguoi-dan-qua-lai.jpg
Khi có nước lớn qua ngầm tràn thôn Mơ Nang 2, UBND xã Kim Tân chỉ đạo lực lượng căng dây không cho người dân lưu thông. Ảnh: L.N

Để đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản, xã tuyên truyền, nhắc nhở người dân không qua lại khi nước lớn. Đồng thời, UBND xã chỉ đạo lực lượng dân quân, Công an xã và lực lượng tại chỗ của các thôn, buôn bố trí người canh trực, rào chắn barie ở 2 đầu tràn đến khi nước rút. Nếu xảy ra cô lập bất ngờ khi các cháu học sinh đang học ở trường, xã sẽ bố trí nơi ăn ở cho các cháu chờ nước rút mới cho về nhà.

“Nhờ sự chủ động của địa phương nên gần 15 năm nay không xảy ra sự cố đáng tiếc nào. Tuy nhiên, xã rất mong các cấp, ngành quan tâm hỗ trợ kinh phí sửa chữa, nâng cấp các đập tràn để đảm bảo an toàn cho người dân khi lưu thông”-Phó Chủ tịch UBND xã Pờ Tó thông tin.

Tại xã Kim Tân, cứ có mưa lớn kéo dài là ngầm tràn qua suối Đăk Pi Hao, đường vào thôn Mơ Nang 2 bị ngập gây chia cắt, cô lập. Để đảm bảo an toàn cho người dân, UBND xã chỉ đạo các lực lượng chức năng và Ban Nhân dân thôn Mơ Nang 2 bố trí người canh gác 2 bên ngầm tràn, không cho người dân qua lại.

Ông Lê Hữu Hưng-Chủ tịch UBND xã-cho biết: Để chủ động ứng phó các tình huống khi có mưa bão, Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của xã đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Đồng thời, theo dõi diễn biến của các đợt mưa lũ, mực nước ở các suối để thông báo tình hình đến người dân chủ động đi lại an toàn.

Đối với các điểm giao thông bị ngập úng, có nước chảy xiết, điểm có nguy cơ sạt lở đất, UBND xã đều cho cắm biển cảnh báo, bố trí người canh trực 24/24 giờ và không để người dân tự ý đi qua khi không đảm bảo an toàn.

Theo thống kê của Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Ia Pa, trên địa bàn có 6 ngầm tràn gồm: ngầm tràn đi vào thôn Bi Giông, Bi Gia (xã Pờ Tó); thôn Plei Du (xã Chư Răng); thôn Mơ Nang 2 (xã Kim Tân); ngầm tràn trước UBND xã Ia Kdăm; buôn Jứ (xã Ia Broắi). Ngoài ra, còn nhiều ngầm tràn đi vào các khu sản xuất của người dân.

Ông Nguyễn Minh Phương-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-thông tin: Mỗi khi có mưa lớn, cơ quan chuyên môn và các địa phương trên chủ động theo dõi tình hình ở các vùng trũng, vùng ven sông suối và vùng có nguy cơ bị lũ cô lập, ngầm tràn, vùng dễ xảy ra sạt lở đất để chủ động ứng phó.

2them-ngam-tran-qua-suoi-dak-pi-hao-duong-vao-thon-mo-nang-2-xa-kim-tan-lai-bi-ngap-gay-chia-cat-co-lap-cac-ho-dan.jpg
Ngầm tràn qua suối Đăk Pi Hao, đường vào thôn Mơ Nang 2 (xã Kim Tân) lại bị ngập gây chia cắt, cô lập các hộ dân. Ảnh: Lê Nam

Ngoài ra, cảnh báo cho người dân sản xuất ven sông suối đề phòng lũ lụt, không được bơi lội qua sông suối, các ngầm tràn bị ngập nước để tránh bị lũ cuốn trôi. Mới đây, từ nguồn kinh phí Quỹ phòng-chống thiên tai tỉnh 3 tỷ đồng và nguồn tài trợ của doanh nghiệp gần 3 tỷ đồng, UBND huyện đã quyết định phê duyệt Dự án sửa chữa, khắc phục, nâng cấp đường tràn Plei Du (xã Chư Răng).

Trước đó, ngày 14-6-2023, UBND huyện đã có Tờ trình số 69/TTr-UBND gửi UBND tỉnh đề nghị hỗ trợ kinh phí khắc phục thiên tai trên địa bàn huyện. Trong đó, đề xuất hỗ trợ 2,4 tỷ đồng để khôi phục hạ tầng giao thông. Cụ thể, sửa chữa, mở rộng 2 cống thoát nước tại cống liên hợp tràn trên đường vào thôn Bi Giông và Bi Gia; cống liên hợp tràn trên đường từ thôn Bi Gia đến khu sản xuất. Đối với các vị trí ngầm tràn khác, UBND huyện cũng đã đề nghị tỉnh và các sở, ngành xem xét có kế hoạch đầu tư, nâng cao ngầm để khỏi bị ngập vào mùa mưa.​

Có thể bạn quan tâm

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.