Campuchia: Xem xét giải quyết hồ sơ khiếu nại bầu cử Quốc hội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Tại trụ sở Ủy ban Bầu cử quốc gia Campuchia (NEC) ở thủ đô Phnom Penh, ngày 27/7, Hội đồng giải quyết khiếu nại của cơ quan này đã mở phiên điều trần, giải quyết khiếu nại liên quan cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia khóa VII diễn ra ngày 23/7/2023.
Hội đồng giải quyết khiếu nại thuộc NEC điều hành phiên điều trần. Ảnh: TTXVN

Hội đồng giải quyết khiếu nại thuộc NEC điều hành phiên điều trần. Ảnh: TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, đây là phiên điều trần đầu tiên của cơ quan thuộc NEC, tiến hành xem xét, giải quyết 5 hồ sơ khiếu nại thuộc thẩm quyền, liên quan cáo buộc xúi giục cử tri phá hủy, làm hỏng phiếu bầu xảy ra ở các khu vực bỏ phiếu tỉnh Pailin, Kampong Cham và Tbong Khmum, trong tiến trình tổ chức bầu cử Quốc hội khóa VII tại nước này.

Sau phiên điều trần, Hội đồng giải quyết khiếu nại thuộc NEC tuyên bố bảo lưu quyết định của Hội đồng giải quyết khiếu nại thuộc Ban bầu cử các tỉnh đối với các đương sự với mức phạt tiền từ 10 - 15 triệu riel (khoảng 2.500 - 3.750 USD) và xóa tên khỏi danh sách cử tri trong thời hạn từ 5 - 10 năm đối với mỗi đối tượng liên quan.

Phát ngôn viên của NEC- Hang Puthea, tính đến ngày 25/7, cơ quan này đã tiếp nhận 35 đơn khiếu nại ở các khu vực bầu cử trên toàn quốc. Trong số này, 30 đơn đã được giải quyết tại các đơn vị bầu cử cấp xã, phường và tỉnh; 5 đơn được NEC thụ lý và giải quyết tại phiên điều trần sáng 27/7. Sau phán quyết này, các đương sự có quyền khiếu nại lên Hội đồng Hiến pháp Campuchia (CCC) trong thời hạn 72 giờ. Và CCC có trách nhiệm giải quyết, ra phán quyết cuối cùng trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Theo quy định tại Điều 142 mới của Luật Bầu cử sửa đổi ban hành đầu tháng này, các đơn vị trực thuộc NEC có quyền xóa tên khỏi danh sách bầu cử, xóa tư cách ứng viên, tước quyền ứng cử ít nhất 5 năm đối với các cá nhân có hành vi cố tình cản trở hoặc xúi giục cử tri không đi đăng ký bầu cử, cản trở cử tri đăng ký danh sách bầu cử và sổ bầu cử, cùng các khung hình phạt khác.

Luật mới cũng cho phép NEC phạt tiền chính đảng vi phạm với khung phạt từ 10 - 30 triệu riel (từ 2.500 - 7.500 USD); đồng thời xóa tư cách tranh cử của chính đảng vi phạm, chưa kể các biện pháp xử lý hình sự khác.

Có thể bạn quan tâm

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.