Cách đi bộ này là dấu hiệu của căn bệnh gây chết người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghiên cứu kéo dài 4 thập kỷ của Mỹ - Anh phát hiện ra rằng tốc độ đi bộ ở tuổi trung niên liên quan mạnh đến nhóm bệnh mất trí nhớ nan y.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Duke (Mỹ) và King’s College London (trực thuộc Đại học London, Anh) cảnh báo rằng nếu bạn bắt đầu bước đi một cách chậm chạp, hãy coi chừng. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của Alzheimer và nhóm bệnh mất trí nhớ khác, vốn chưa có thuốc chữa và luôn đứng trong tốp đầu các nguyên nhân gây chết sớm.
Bước đi bộ chậm chạp vào tuổi 45 là một dấu hiệu rất đáng ngại - ảnh minh họa từ internnet
Bước đi bộ chậm chạp vào tuổi 45 là một dấu hiệu rất đáng ngại - ảnh minh họa từ internnet
Theo tác giả chính, tiến sĩ Line Rasmussen (Đại học Duke), chỉ cần đi bộ chậm hơn những người cùng lứa vào tuổi 70-80, nguy cơ chết sớm đã tăng. Thế nhưng nguy hiểm hơn, một số người đã bước đi chậm từ tuổi 45 và đó có thể là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy cơ thể bạn đang bị lão hóa sớm, nguy cơ cao phát triển các bệnh mất trí nhớ.
Để đi đến kết quả này, các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu của 904 tình nguyện viên. Họ được kiểm tra điểm số IQ, khả năng hiểu ngôn ngữ, khả năng chịu đựng nỗi thất vọng, kỹ năng vận động và kiểm soát cảm xúc từ lúc 3 tuổi.
42 năm sau, tức khi họ 45 tuổi, các tình nguyện viên được chụp cộng hưởng từ (MRI) và một số kiểm tra khác để đánh giá về não bộ. Cách họ đi bộ trong thời điểm hiện tại được ghi nhận để đối chiếu.
Kết quả rất bất ngờ: người đi bộ chậm có khối lượng trung bình của chất xám và chất trắng, độ dày vỏ não, diện tính bề mặt não thấp hơn những người đi bộ với tốc độ nhanh hay bình thường. Các nhà khoa học cũng phát hiện nhiều tổn thương nhỏ liên quan đến mạch máu trong não ở nhóm đi bộ chậm. Nhìn chung, bộ não họ già cỗi hơn những người đi nhanh.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhóm bệnh mất trí nhớ, trong đó phổ biến nhất là Alzheimer, đang là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 5 thế giới. Trong một số nghiên cứu khác từ Anh, Mỹ, Úc, thậm chí các nhà khoa học đã xếp mất trí nhớ là nguyên nhân tử vong sớm hàng đầu hoặc thứ 2, trong bối cảnh các căn bệnh khác ví dụ như tim mạch được kiểm soát khá tốt tại các quốc gia này, trong khi mất trí nhớ vẫn là bệnh nan y không thuốc chữa.
A. Thư (Theo The Telegraph, Daily Mail, nld)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.