Bùng nổ giao tranh giữa Armenia và Azerbaizan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cuộc giao tranh mới giữa quân đội Armenia và Azerbaijan là sự cố nghiêm trọng nhất kể từ khi hai nước nối lại nỗ lực đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 30 năm.
Bính sỹ Armenia đứng gác tại khu vực tranh chấp. Ảnh: AP

Bính sỹ Armenia đứng gác tại khu vực tranh chấp. Ảnh: AP

Armenia ngày 13/2 cho biết 4 binh sĩ nước này đã thiệt mạng và một người khác bị thương do trúng đạn của binh sĩ Azerbaijan trong vụ giao tranh xảy tại gần làng Nerkin Hand phía Nam nước này do hỏa lực của Azerbaizan trong cuộc giao tranh giữa quân đội hai nước.

Armenia và Azerbaijan đã đổ lỗi cho nhau châm ngòi cho cuộc giao tranh mới qua biên giới giữa hai nước.

Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho rằng binh lính Armenia đã nổ súng vào các vị trí của quân đội Azerbaijan dọc khu vực Tây Bắc biên giới. Phía Armenia đã bác bỏ cáo buộc này.

Hồi tháng 12 năm ngoái, Azerbaijan và Armenia đã ra tuyên bố chung, nhất trí ý thực hiện các bước đi mới hướng tới bình thường hóa quan hệ và trao đổi tù nhân chiến tranh, như một phần của các cử chỉ thiện chí chung nhằm thúc đẩy hòa giải giữa hai láng giềng ở vùng Nam Caucasus.

Hai nước láng giềng này đã vướng vào cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ về quyền kiểm soát khu vực Nagorny-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, nhưng lại có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống nên muốn sáp nhập vào Armenia.

Các cuộc đối thoại nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Nagorny-Karabakh đã được tổ chức từ năm 1992 với sự trung gian của nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), cùng vai trò tham gia của Nga, Pháp, Mỹ, Belarus, Đức, Italy, Thụy Điển, Phần Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, song cũng không thể hạ nhiệt được các cuộc xung đột nhiều lần tái diễn.

Ngày 19/9/2023, Azerbaijan bất ngờ đưa quân đến Nagorny-Karabakh và chỉ sau một ngày giao tranh đã giành lại quyền kiểm soát khu vực này sau khi lực lượng người sắc tộc Armenia hạ vũ khí và giải tán lực lượng.

Theo Reuters, cuộc giao tranh này là sự cố nghiêm trọng nhất kể từ khi hai nước nối lại nỗ lực đàm phán hòa bình.

Phản ứng trước vụ việc, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moscow kêu gọi Yerevan và Baku kiềm chế trước tình hình leo thang hiện nay và hy vọng rằng quá trình chuẩn bị cho hiệp ước hòa bình vẫn sẽ tiếp tục.

Có thể bạn quan tâm

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

(GLO)- Sau nhiều lần phát hiện thiết bị bay không người lái bay trên các cơ sở quân sự mà không được cấp phép, Chính phủ Đức đã thông qua dự luật sửa đổi Đạo luật An ninh Hàng không, cho phép lực lượng vũ trang nước này bắn hạ các máy bay không người lái xâm nhập trái phép.