Bộ Y tế triển khai công tác y tế năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 24-2, Bộ Y tế tổ chức hội nghị triển khai công tác y tế năm 2023. Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương. Tại điểm cầu UBND tỉnh Gia Lai, tham dự hội nghị có ông Trương Hải Long-Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành và đại diện các đơn vị y tế trên địa bàn.

Theo Bộ Y tế, năm 2022, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, được nhân dân ủng hộ, các tổ chức trong nước và quốc tế hỗ trợ, công tác y tế đã đạt được nhiều kết quả rất tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Thành công trong thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, tỷ lệ số ca chuyển nặng, nhập viện, tử vong ở mức thấp hơn rất nhiều so với năm 2021, so với khu vực và thế giới, góp phần phục hồi kinh tế-xã hội.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Như Nguyện
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Như Nguyện

Các dịch bệnh truyền nhiễm khác được kiểm soát tốt, không để xảy ra dịch chồng dịch. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thông thường đang dần phục hồi so với giai đoạn trước đại dịch Covid-19. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, y học cổ truyền, dân số, an toàn thực phẩm, quản lý môi trường y tế, đào tạo phát triển nhân lực y tế, chuyển đổi số y tế … tiếp tục được chú trọng. Các hoạt động phối hợp liên ngành, hợp tác quốc tế, truyền thông được tăng cường nhằm tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, sự hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tuy vậy, ngành Y tế vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại như: Hệ thống văn bản pháp luật đã được hoàn thiện từng bước nhưng còn nhiều vướng mắc, chưa đầy đủ, đặc biệt là mua sắm, đấu thầu, xã hội hóa, tự chủ, quản trị bệnh viện công. Giá dịch vụ y tế chậm điều chỉnh, chưa tính đủ chi phí thực tế. Quỹ Bảo hiểm y tế có nguy cơ mất cân đối do mức đóng thấp. Tình trạng nghỉ việc, bỏ việc của nhân viên y tế, nhất là nhân lực có kinh nghiệm, trình độ tại các cơ sở y tế công lập tăng. Tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế cục bộ tại nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc…

Năm 2023, ngành Y tế tập trung thực hiện mục tiêu: Phát triển hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, tập trung kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và các dịch bệnh mới phát sinh; tăng cường y tế cơ sở, y tế dự phòng, nâng cao năng lực điều trị ở tất cả các tuyến; giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế. Trong đó, phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu: Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,2%; số bác sĩ trên 10.000 dân đạt 12 bác sĩ; số giường bệnh trên 10.000 dân đạt 32 giường bệnh…

Hội nghị ghi nhận nhiều tham luận của các bộ, ngành Trung ương và địa phương về công tác y tế. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi ân cần, lời tri ân sâu sắc và lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến toàn thể cán bộ, nhân viên y tế nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2. Thủ tướng Chính phủ ghi nhận cống hiến, đóng góp của lực lượng y tế trong công tác phòng-chống dịch Covid-19 và biểu dương những kết quả đạt được của ngành Y tế trong năm 2022. Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Y tế cũng cần phải thắng thắn nhìn nhận những hạn chế, yếu kém và phải khắc phục hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngành Y tế thời gian tới tiếp tục đặt tính mạng người bệnh lên trên hết. Trước hết, chăm sóc tốt sức khỏe cho Nhân dân; xây dựng hệ thống y tế toàn diện cả về y tế công lập, tư nhân, đẩy mạnh hợp tác công-tư, huy động mọi nguồn lực phát triển ngành Y tế một cách bền vững, hiện đại, tiên tiến, hội nhập, bảo đảm sự phát triển đồng đều cả về y học hiện đại và y học dân tộc. Ngành Y tế cần phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng vì sức khỏe, tính mạng của người dân. Ngành Y tế phải khắc ghi và hành động theo lời thề Hippocrates, thực hiện 12 điều y đức, sâu y lý, giàu y đức, giỏi y thuật…

Ngoài ra, ngành Y tế cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đủ nhân lực, phẩm chất uy tín ngang tầm nhiệm vụ; xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả, nâng cao năng lực cán bộ; bám sát thực tiễn, xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phát triển ngành Y tế nhanh và bền vững. Tiếp tục kiểm soát dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh khác không để dịch chồng dịch; xây dựng kế hoạch ứng phó với các loại dịch bệnh; đẩy mạnh tiêm chủng mở rộng; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin; giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm, không để người bệnh khám chữa bệnh bảo hiểm y tế phải mua thuốc ngoài; tiếp tục củng cố và hoàn thiện y tế cơ sở đảm bảo chăm sóc sức khỏe người dân.

Có thể bạn quan tâm

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.