Bộ Y tế thông báo phát hiện thuốc trị ung thư nghi bị làm giả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có Công văn 2050/QLD-CL gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về thuốc giả Stivarga 40 mg; thuốc Xarelto 10 mg; 15 mg và 20 mg.
Theo Cục Quản lý dược Việt Nam, cơ quan này vừa qua nhận được các công văn của Công ty Luật TNHH T&G (được sự ủy quyền của Bayer Intellecture Property GmbH) cung cấp thông tin và báo cáo về việc phát hiện các mẫu sản phẩm nghi ngờ là thuốc giả, trên nhãn ghi:
Stivarga 40 mg (film kapli tablet, Regorafenib) Bayer Türk Kimya San. Ltd. Şti Parti No.: BXJL3D1 Son Kull. Ta.: 04.2024.
Xarelto 10 mg (film kapli tablet, Rivaroksaban) Bayer Türk Kimya San. Ltd. Şti; Parti No.: 9LB04017 Son Kull. Ta.: 04/2023.
Xarelto 15 mg (film kapli tablet, Rivaroksaban) Bayer Türk Kimya San. Ltd. Şti; Parti No.: BLB02500 Son Kull. Ta.: 03/2024.
Xarelto 20 mg (film kapli tablet, Rivaroksaban) Bayer Türk Kimya San. Ltd. Şti; Parti No.: ALB08020 Son Kull. Ta.: 11/2023.
 
Thuốc ung thư giả không có thông tin về doanh nghiệp nhập khẩu. Ảnh: Nam Sơn
Thuốc ung thư giả không có thông tin về doanh nghiệp nhập khẩu. Ảnh: Nam Sơn
Mẫu các sản phẩm nghi ngờ là thuốc giả do Công ty Luật TNHH T&G (công ty) phát hiện, được bán trên thị trường và một số website.
Theo báo cáo của công ty và so sánh với mẫu thuốc do công ty cung cấp, các sản phẩm nêu trên có các dấu hiệu khác biệt so với các mẫu thuốc Stivarga 40mg, Xarelto 10 mg/15 mg/20 mg tương ứng do Bayer AG sản xuất, Công ty TNHH Bayer Việt Nam hoặc Chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam nhập khẩu và phân phối.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý dược đề nghị sở Y tế các tỉnh, thành; y tế các ngành và Bayer AG thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc về các đặc điểm, dấu hiệu phân biệt giữa sản phẩm nghi ngờ là giả và thuốc do Bayer AG sản xuất, do Công ty TNHH Bayer Việt Nam hoặc Chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam nhập khẩu.
 
Cục Quản lý dược cung cấp thông tin nhận biết thuốc Xarelto giả. Ảnh: Nam Sơn
Cục Quản lý dược cung cấp thông tin nhận biết thuốc Xarelto giả. Ảnh: Nam Sơn
Phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin tới các cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng sản phẩm là hàng giả trên nhãn ghi Stivarga 40 mg (film kapli tablet, Regorafenib), Xarelto 10 mg (film kapli tablet, Rivaroksaban), Xarelto 15 mg (film kapli tablet, Rivaroksaban)/Xarelto 20 mg (film kapli tablet, Rivaroksaban) và các dấu hiệu nhận biết.
Stivarga (hoạt chất Regorafenib) được sử dụng trong điều trị ung thư đường tiêu hóa như đại tràng và trực tràng. Xarelto 20 mg là thuốc điều trị ngăn ngừa cục máu đông.
Theo Nam Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.