Bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo, lương giáo viên có bị giảm?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 1-7-2020 đã bỏ phụ cấp thâm niên nghề ra khỏi các chế độ dành cho giáo viên.
 

Trong khi chính sách tiền lương mới chưa được áp dụng, nhiều giáo viên lo lắng thu nhập bị giảm sút.

Ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý (Bộ GD&ĐT) đã lên tiếng giải thích về 4 dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên từ cấp mầm non đến THPT công lập.

Tại thời điểm này, lương của nhà giáo vẫn áp dụng theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Dự thảo các thông tư nói trên căn cứ vào trình độ đào tạo của giáo viên theo quy định của Luật Giáo dục 2019 để áp dụng bảng lương theo Nghị định số 204.

 

 


Cụ thể, áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (hệ số từ 1,86 đến 4,06) đối với giáo viên, mầm non, tiểu học hạng IV có trình độ trung cấp; áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (hệ số từ 2,10 đến 4,89) đối với giáo viên mầm non hạng III, giáo viên tiểu học và THCS hạng IV có trình độ cao đẳng.

Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II; tiểu học, THCS, THPT hạng III có trình độ đại học được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).

Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I; giáo viên tiểu học, THCS, THPT hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38).

Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học, THCS, THPT hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78).

 

 


Như vậy, có thể thấy, điểm mới đáng ghi nhận của dự thảo các thông tư là xếp lương đối với giáo viên mầm non theo bằng CĐ với hệ số lương khởi điểm 2,10; xếp lương với giáo viên tiểu học, THCS theo bằng ĐH, với hệ số lương khởi điểm 2,34.

Ông Minh cho rằng, điều này khắc phục bất cập mà đội ngũ trăn trở bấy lâu nay, khi giáo viên mầm non, tiểu học mới được tuyển dụng, hết thời gian tập sự có bằng CĐ, ĐH nhưng chỉ được xếp lương trung cấp (hệ số lương khởi điểm 1,86); giáo viên THCS có bằng ĐH chỉ được xếp lương CĐ (hệ số lương khởi điểm 2,10).

"Đối với giáo viên đang công tác, khi chuyển xếp vào bảng lương mới, hệ số lương của giáo viên vẫn giữ nguyên theo nguyên tắc chuyển ngang bằng hoặc xếp vào bậc lương cao hơn liền kề (trong bảng lương mới) so với bậc lương đang hưởng; đồng thời, sẽ được hưởng mức trần của hệ số lương cao hơn, phù hợp với trình độ đào tạo của giáo viên" - ông Minh nhấn mạnh.

Theo ông Hoàng Đức Minh, lương và phụ cấp của giáo viên được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Vì vậy, về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nghị quyết số 27 ghi rõ: Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo thay hệ thống bảng lương hiện hành, bảo đảm không thấp hơn mức lương hiện hưởng.

Ông Minh nhấn mạnh: Chính sách tiền lương mới sẽ được xây dựng theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, tính chất mức độ phức tạp, đặc thù của công việc của nhà giáo.

Lương mới của nhà giáo (bao gồm lương và phụ cấp ưu đãi nghề) sẽ không thấp hơn mức lương hiện hưởng, mặc dù trong xây dựng chính sách tiền lương mới, nhà giáo không có bảng lương riêng và phụ cấp thâm niên như hiện nay.

NGUYỄN NHI (báo Kinh tế Đô thị)
Dẫn nguồn NLĐO

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.