Bổ nhiệm cán bộ: "Đúng quy trình cũng chưa phản ánh được thực chất"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

“Các báo cáo đều nói “đúng quy trình”, nhưng người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn hay không thì chỉ người đứng đầu mới biết. Mà kể cả “đúng quy trình” thì nó cũng chưa phản ánh hết được thực chất".

- Thực tế cho thấy tham nhũng được phát hiện và xử lý chủ yếu là các vụ án tham nhũng nhỏ ở cấp xã, phường hoặc những vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, còn ở cấp tỉnh, các bộ, ngành thì việc phát hiện và xử lý tham nhũng được ít, thưa ông?

 

Ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội.
Ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội.

Điều này cũng đúng, vì cấp cơ sở thường gần dân nhất nên mọi việc xảy ra dễ dàng bị phát hiện. Còn càng cấp cao hơn, nhân dân ít có điều kiện giám sát nên việc phát hiện ra tham nhũng cũng ít hơn. Cụ thể như những dự án ở Trung ương đưa xuống cơ sở, dân không biết được. Còn các dự án nhỏ ở dưới địa phương, nhân dân có điều kiện giám sát tốt hơn.

- Vậy làm thế nào để có thể phát hiện những vụ tham nhũng ở cấp tỉnh, các bộ, ngành?

Để khắc phục vấn đề trên, cần phải huy động người dân cùng vào cuộc phát hiện tham nhũng, tiêu cực. Muốn làm được như vậy, ngoài những vấn đề thuộc phạm vi bí mật quốc gia thì mọi thứ cần phải minh bạch để dân biết, dân bàn, dân làm và dân được kiểm tra.

Ở các quốc gia, mọi thứ đều phải minh bạch và càng minh bạch bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu để có sự giám sát, phát hiện. Còn việc công khai, minh bạch ở mức độ nào thì cần phải tính toán cụ thể.

 - Vừa qua ở nhiều tỉnh thành có hiện tượng “cả họ làm quan”, hay việc bổ nhiệm cán bộ tràn lan, vượt số lượng, sai quy định. Theo ông, đây có phải là một dạng biết tướng mới của tham nhũng hay không?

Nói là một thủ đoạn hay một hình thức mới của tham nhũng thì tôi chưa khẳng định. Nhưng tất cả những cái đó theo báo cáo thì người ta nói là “đúng quy trình”. Nhưng thực ra quy trình đó có được thực hiện khách quan hay không? Và người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn hay không thì chỉ người đứng đầu mới biết được.

Mà kể cả “đúng quy trình” thì nó cũng chưa phản ánh hết được thực chất của con người. Tôi ví dụ khi lấy phiếu tín nhiệm, người làm việc nhiều, va chạm nhiều có khi phiếu lại thấp; còn người không làm gì, không va chạm gì, nói kiểu gì cũng gật, có khi phiếu lại cao. Cũng “đúng quy trình” đấy, uy tín có đấy nhưng đi vào công việc cụ thể, có làm việc được hay không thì lại là cả một vấn đề.

Chúng tôi đang suy nghĩ, trong quá trình sửa luật cần phải xác định trách nhiệm người đứng đầu để họ không tư lợi trong các quy trình thực hiện công tác cán bộ. Ví dụ như tôi là Bí thư Tỉnh ủy, khi đề bạt bổ nhiệm mấy chục con em làm cán bộ chẳng hạn, mọi thứ đều làm “đúng quy trình”, không có gì sai, vì tôi không chỉ định và tôi cũng chỉ là một lá phiếu thôi. Nhưng bây giờ phải đặt ra vấn đề, nếu tôi không phải là Bí thư, thì Ban Thường vụ hay Ban Cán sự đó có đề bạt người khác với trình độ tương đương hay không. Đó là vấn đề cần phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng.

- Ủy ban Tư pháp đề nghị nên áp dụng Luật Hồi tỵ để quan chức, lãnh đạo không được bổ nhiệm người thân làm cùng một cơ quan. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

Thực tế trong Luật Phòng, chống tham nhũng cũng đã nói đến việc không nên bổ nhiệm người nhà vào chức vụ lãnh đạo, quản lý mà mình trực tiếp điều hành. Do vậy, kiến nghị của Ủy ban Tư pháp cần phải nghiên cứu, có thể chỉnh huấn trong luật.

- Hiện tượng bổ nhiệm cán bộ ồ ạt cuối nhiệm kỳ cũng được phản ánh nhiều trong thời gian qua, thưa ông?

Tôi nghĩ cái đó là yêu cầu của từng địa phương, từng bộ ngành. Đi sâu vào từng vấn đề cụ thể, bóc tách được thì mới thấy rằng cái gì là cái thực tế khách quan, cái gì mang yếu tố chủ quan. Do vậy, phải xem cụ thể, không nên cào bằng, nói chuyến tàu vét thì chưa hẳn đã hợp lý.

- Vậy theo ông, để phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả, chúng ta cần phải có giải pháp cụ thể như thế nào?

8 giải pháp Chính phủ vừa thông qua cũng khá đầy đủ; quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước cũng đã có rồi. Bây giờ là hành động, hành động như thế nào thôi. Có lẽ chúng ta phải chấp nhận sự hi sinh nào đó để lấy cho cái lớn, lấy cho tổ quốc... Dù có hi sinh một phần nhỏ nào đó cũng phải làm.

Hi sinh ở đây là hi sinh một quyền lợi nào đó, một lợi ích nhỏ nào đó, về một người nào đó cũng phải làm vì quyền lợi ích chung của cả quốc gia. Ví như bây giờ tôi không làm được Cục Trưởng, tôi sẵn sàng nghỉ để người khác làm. Nếu chỉ nói mà không làm thì làm làm gì nữa, sẵn sàng nghỉ, không vấn đề gì cả.

- Xin cảm ơn ông!

Theo phapluat

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Chi bộ thôn 6 Lê Viết Bích Huệ (bìa trái) trao đổi công tác tổ chức đại hội chi bộ điểm với Bí thư Đảng ủy xã Ia Blang Hà Đình Thủy. Ảnh: P.D

Đảng bộ xã Ia Blang tích cực chuẩn bị đại hội điểm

(GLO)- Đảng bộ xã Ia Blang được Ban Thường vụ Huyện ủy Chư Sê (tỉnh Gia Lai) chọn tổ chức đại hội điểm nhiệm kỳ 2025-2030 để rút kinh nghiệm trước khi chỉ đạo chung ra diện rộng. Ý thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, Đảng ủy xã đã khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội.

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phạm Thị Tố Hải tặng quà cho cán bộ và Nhân dân bôn Rưng Ma Nhiu nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh: Vũ Chi

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phạm Thị Tố Hải dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại bôn Rưng Ma Nhiu

(GLO)- Sáng 9-11, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai Phạm Thị Tố Hải đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con bôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.