Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với mưa lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Các cơ sở giáo dục lên phương án bảo đảm an toàn cho giáo viên, học sinh khi đến trường, tùy theo diễn biến mưa lũ và điều kiện thực tế tại cơ sở có thể cho học sinh nghỉ học.
Cánh đồng lúa ở xã Hải Quế, huyện Hải Lăng bị nhấn chìm trong nước do mưa lớn. (Ảnh minh họa: Nguyên Lý/TTXVN)

Cánh đồng lúa ở xã Hải Quế, huyện Hải Lăng bị nhấn chìm trong nước do mưa lớn. (Ảnh minh họa: Nguyên Lý/TTXVN)

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công điện gửi giám đốc sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến Bình Định về chủ động ứng phó với mưa lũ tại miền Trung, Tây Nguyên.

Theo đó, trong những ngày vừa qua, mưa lớn kéo dài trên diện rộng tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, gây ngập lụt cục bộ, sạt lở đất, lũ quét, làm thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Bên cạnh đó, đây là thời điểm thường xảy ra mưa bão ở miền Trung và Tây Nguyên.

Để chủ động ứng phó với mưa lũ, giảm thiểu thiệt hại đến cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng học tập và an toàn cho giáo viên, học sinh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giám đốc sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Định theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, giữ mối liên hệ thường xuyên với các lực lượng cứu hộ ở địa phương để kịp thời ứng phó khi có sự cố xảy ra.

Các sở chỉ đạo các cơ sở giáo dục lên phương án bảo đảm an toàn cho giáo viên, học sinh khi đến trường, tùy theo diễn biến mưa lũ và điều kiện thực tế tại cơ sở có thể cho học sinh nghỉ học.

Các cơ sở giáo dục chủ động các biện pháp phòng tránh mưa ngập, lên phương án bảo đảm an toàn các công trình trường học; di dời máy móc, thiết bị dạy học, tài liệu, hồ sơ lên tầng cao hoặc chuyển đến nơi không có nguy cơ ngập lụt để tránh hư hại.

Các trường cũng cần khẩn trương dọn vệ sinh trường lớp, có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh đảm bảo sạch sẽ, an toàn khi học sinh trở lại trường học.

Các địa phương tổng hợp thiệt hại và lên phương án xử lý báo cáo ủy ban nhân dân cấp tỉnh để khắc phục, đồng thời báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm

Các thành viên Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Đăk Rong (xã Đăk Rong) trao đổi kiến thức, kỹ năng giao tiếp. Ảnh: N.M

CLB thủ lĩnh của sự thay đổi: Sân chơi bổ ích cho học sinh dân tộc thiểu số

(GLO)- Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Kbang phối hợp với một số trường học trên địa bàn ra mắt câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi”. Câu lạc bộ trở thành sân chơi bổ ích giúp các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thêm điều kiện giao lưu, bổ sung kiến thức, kỹ năng sống.

Phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(GLO)- Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa có công văn phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024. Cuộc thi nhằm lan tỏa tình cảm tốt đẹp của học sinh đối với thầy-cô giáo; đồng thời tôn vinh tấm gương nhà giáo tiêu biểu, cống hiến cho ngành Giáo dục.

Trường học không điện thoại di động

Trường học không điện thoại di động

Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM), nhiều năm giữ vị trí số 1 trong các trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất TP, cấm học sinh dùng điện thoại di động trong bao nhiêu năm qua, kể cả giờ ra chơi, ăn bán trú, nghỉ trưa.