Bộ GD-ĐT dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa có dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh với nhiều điểm mới.

Theo đó, Thông tư này sẽ thay thế Thông tư số 08/TT ngày 21-3-1988 của Bộ Giáo dục (này là Bộ GD-ĐT) hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông.

Thông tư áp dụng đối với trường tiểu học, THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, trường dành cho người khuyết tật, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Dự thảo Thông tư mới quy định không khiển trách, không cảnh cáo, không tạm dừng học tập trên lớp, không đình chỉ học tập có thời hạn đối với học sinh tiểu học. Ảnh: Mộc Trà

Dự thảo Thông tư mới quy định không khiển trách, không cảnh cáo, không tạm dừng học tập trên lớp, không đình chỉ học tập có thời hạn đối với học sinh tiểu học. Ảnh: Mộc Trà

Dự thảo Thông tư có một số nội dung mới, đáng chú ý so với Thông tư số 08/TT, được dư luận quan tâm và cho rằng sẽ đáp ứng được tính linh hoạt cũng như khích lệ học sinh phấn đấu tốt hơn ở các mặt giáo dục.

Cụ thể, dự thảo Thông tư mở rộng đối tượng và hình thức khen thưởng đối với học sinh có thành tích trong học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tham gia các phong trào thi đua, hoạt động xã hội và có đóng góp tích cực cho nhà trường, địa phương, cộng đồng.

Đồng thời, quy định cụ thể về trình tự, thủ tục khen thưởng, đảm bảo công khai, minh bạch và khách quan. Khuyến khích các hình thức khen thưởng mang tính giáo dục cao, phù hợp lứa tuổi và tâm lý học sinh như: Giấy khen, biểu dương trước tập thể, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa bổ ích là điều vô cùng cần thiết.

Đáng chú ý, học sinh có thành tích đặc biệt xuất sắc được hiệu trưởng tuyên dương trước toàn trường và xem xét, trình cấp có thẩm quyền khen thưởng hình thức cao hơn giấy khen của hiệu trưởng nhà trường.

Về mục đích và nguyên tắc kỷ luật, dự thảo Thông tư quy định tôn trọng, bao dung, không định kiến, bảo đảm quyền được tham gia của học sinh với các vấn đề liên quan. Đảm bảo tính giáo dục, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, giới tính, thể chất; không sử dụng các hình thức phê bình, kỷ luật, xử phạt mang tính bạo lực, xúc phạm nhân phẩm, thể chất và tinh thần của học sinh.

Các hình thức kỷ luật học sinh phải kèm theo kế hoạch giáo dục giúp đỡ học sinh tiến bộ bằng các biện pháp giáo dục tích cực và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các cá nhân, tổ chức liên quan trong quá trình kỷ luật học sinh.

Dự thảo Thông tư cũng quy định các hình thức kỷ luật đối với học sinh, gồm: khiển trách, cảnh cáo, tạm dừng học tập trên lớp, đình chỉ học tập có thời hạn; chú trọng hình thức kỷ luật tích cực một cách rõ ràng, cụ thể nhằm giáo dục, uốn nắn những học sinh vi phạm. Trong đó, bỏ hình thức phê bình học sinh trước lớp, trước toàn trường; không khiển trách, không cảnh cáo, không tạm dừng học tập trên lớp, không đình chỉ học tập có thời hạn đối với học sinh tiểu học; hình thức đình chỉ học tập có thời hạn chỉ áp dụng đối với học sinh từ đủ 16 tuổi trở lên…

Có thể bạn quan tâm

Phát động dự án “Đến trường an toàn” năm học 2024-2025

Phát động dự án “Đến trường an toàn” năm học 2024-2025

(GLO)- Sáng 25-11, Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai phối hợp với tổ chức AIP Foundation, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam phát động dự án “Đến trường an toàn”, năm học 2024-2025 tại các Trường Tiểu học: Phan Chu Trinh, Lê Lợi và Nguyễn Trãi (huyện Phú Thiện).

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.