Bộ Công an triệt phá đường dây làm giả bằng bác sĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhóm tội phạm công nghệ cao không chỉ làm giả các bằng đại học, bảng điểm, còn "thiết kế" bằng bác sĩ y học... để bán qua mạng xã hội.

Một chiếc bằng bác sĩ được nhóm tội phạm công nghệ cao làm giả, để bán qua mạng xã hội. Ảnh: CACC.
Một chiếc bằng bác sĩ được nhóm tội phạm công nghệ cao làm giả, để bán qua mạng xã hội. Ảnh: CACC.


Chiều 3.2, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - A05, Bộ Công an đã thông tin ban đầu về đường dây làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trên không gian mạng.

A05 cho hay, ngày 2.2 đã cùng với Công an TP.Hồ Chí Minh triệt phá băng nhóm có hành vi làm giả số lượng lớn con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức.

Lực lượng chức năng đã khám xét nơi ở của 3 nghi phạm gồm: Vũ Xuân Nghĩa (32 tuổi, quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh); Lê Huỳnh Duy Anh (26 tuổi, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh) và Vương Huỳnh Phát Đạt (29 tuổi, quận 12, TP.Hồ Chí Minh).

Cơ quan công an đã thu giữ 4 bộ máy tính để bàn, 12 máy in, 01 ổ cứng di động chứa 500 Gb các file mẫu thiết kế phôi bằng, chứng chỉ giả; 50 con dấu nhựa chưa hoàn thiện; 01 máy làm con dấu; 02 dụng cụ đóng tạo phôi dấu.

Tang vật làm giả gồm: 3.600 phôi bằng các loại (Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông); 110 học bạ, 1.300 con dấu cao su, 1.800 miếng dán phôi các loại; 2.505 tem chống giả, 340 bảng điểm;

200 bản sao tốt nghiệp các loại, 195 văn bằng các loại, 115 chứng chỉ các loại, 01 thùng chứa dấu sao, chứng thực, đánh số; 01 thùng chứa mực in các loại; 04 dụng cụ cắt giấy A4, A3; 01 máy ép nhựa; 01 máy hủy cắt giấy; 17 hộp mực in… và nhiều tài liệu, đồ vật khác có liên quan đến hành vi phạm tội của các đối tượng.

Qua đấu tranh bước đầu, xác định đây là băng nhóm tội phạm có tổ chức, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng đối tượng. Trong đó có đối tượng in ấn, sản xuất; đối tượng lập và quản trị các trang web nhận, rao bán làm bằng cấp, chứng chỉ giả; liên lạc chủ yếu qua mạng xã hội; chuyển hàng qua các bưu cục chuyển phát nhanh.

Nhóm này sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn để che giấu hành vi phạm tội. Đáng chú ý, trong số bằng cấp, chứng chỉ giả thu được, phát hiện nhiều bằng bác sỹ y khoa, đại học sư phạm đã được in sẵn tên, chưa kịp chuyển cho người mua.

Cơ quan chức năng cho rằng, nếu số bằng này được đưa vào sử dụng sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm khôn lường cho xã hội.

A05 đang củng cố hồ sơ, mở rộng điều tra vụ án, để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

https://laodong.vn/phap-luat/bo-cong-an-triet-pha-duong-day-lam-gia-bang-bac-si-877254.ldo
 


Theo VIỆT DŨNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Theo đại diện cơ quan chức năng, đến nay đã có 3 nạn nhân xác định được danh tính, nhiều người còn lại vẫn đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Một nhân viên phụ trách nhà tang lễ cho hay, nhiều thi thể bị cháy biến dạng, cơ quan chức năng đang khám nghiệm để xác định thêm danh tính.

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Liên quan đến vụ Tổng biên tập Tạp chí môi trường và Đô thị Việt Nam cùng đồng phạm bị bắt, ngày 18/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết, từ năm 2018 đến 2024, Tạp chí này đã ký kết gần 3.200 hợp đồng tài trợ và quảng cáo với các tổ chức, doanh nghiệp, tổng giá trị hơn 80 tỷ đồng.

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.