Dự buổi toạ đàm có Trung tướng Đỗ Xuân Tụng-Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Thiếu tướng Hoàng Văn Sỹ-Tư lệnh Binh đoàn 15 cùng cũng đại diện lãnh đạo các Công ty thuộc Binh Đoàn 15; cấp uỷ, chính quyền địa phương; già làng, trưởng thôn và một số gia đình tham gia mô hình.

Mô hình “Kết nghĩa bền chặt giữa hộ công nhân người Kinh với hộ đồng bào dân tộc thiểu số địa phương” (mô hình gắn kết hộ) do Binh đoàn 15 triển khai từ năm 2006 đến nay. Từ 30 cặp hộ ban đầu triển khai tại Công ty 74, đến nay mô hình đã được nhân rộng với hơn 4.200 cặp hộ trong toàn Binh đoàn.
Qua gần 20 năm thực hiện, mô hình đã trở thành điểm sáng trong xây dựng thế trận lòng dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế-xã hội tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới.
Nhiều hộ gia đình người dân tộc thiểu số từ chỗ khó khăn đã vươn lên làm giàu, có thu nhập ổn định từ 200-300 triệu đồng/năm. Mô hình cũng giúp người dân tiếp cận với tiến bộ khoa học-kỹ thuật, nâng cao nhận thức, cải thiện sinh kế và nân cao đời sống văn hóa. Đồng thời, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, ngăn chặn tình trạng trẻ em bỏ học, người dân vượt biên, tham gia các tà đạo.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận về kết quả nổi bật mô hình "Gắn kết hộ", những bất cập, khó khăn trong quá trình triển khai; đánh giá công tác phối hợp giữa các Công ty thuộc Binh đoàn với cấp ủy, chính quyền địa phương; chia sẻ kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn, đồng thời đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả, nhân rộng mô hình gắn kết hộ trong thời gian tới…

Dịp này, Tổng cục Chính trị đã tặng 300 suất quà (tổng trị giá hơn 360 triệu đồng) cho người lao động thuộc Binh đoàn và nhân dân trên địa bàn.

Công ty 74 gắn kết 569 cặp hộ người Kinh với hộ đồng bào dân tộc thiểu số
