Bình Định: Nuôi loài cá chua trên biển mặn mà ăn lại ngọt lừ, ông nông dân vui như Tết vì điều bất ngờ này

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhằm đa dạng giống cá nuôi để tăng hiệu quả kinh tế, đầu năm 2020, ông Dương (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) bỏ gần 30 triệu đồng mua 5.000 con cá chua thả nuôi thử nghiệm trên biển. Trong số các lồng nuôi, ông dành ra 1 ô lồng chuyên nuôi cá chua; sau gần 4 tháng nuôi, đàn cá chua của ông đạt cỡ 0,3 - 0,5 kg/con.
Năm 2015, ông Nguyễn Thái Dương, ở thôn Vĩnh Lợi 3, xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đầu tư 200 triệu đồng để nuôi cá bằng lồng bè ở cửa biển Đề Gi. 
Từ 1 bè/12 lồng nuôi, ông Dương thả nuôi 2.000 con cá bớp giống, 3.000 con cá hồng mỹ, 500 con cá mú. Tiếp đà thành công, năm sau ông tăng quy mô lên 2 bè/24 lồng thả nuôi 6.000 con cá bớp, 6.000 con cá hồng mỹ, 500 con cá mú; thu nhập trung bình khoảng 300 triệu đồng/năm.

Mô hình nuôi cá bằng lồng bè, trong đó có nuôi loài cá chua trên biển của ông Nguyễn Thái Dương, thôn Vĩnh Lợi 3, xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi cá bằng lồng bè, trong đó có nuôi loài cá chua trên biển của ông Nguyễn Thái Dương, thôn Vĩnh Lợi 3, xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) mang lại hiệu quả kinh tế cao.
“Mỗi năm tôi thả cá nuôi từ tháng 11 âm lịch năm trước đến hết tháng 9 âm lịch năm sau theo kiểu cuốn chiếu, cá đạt trọng lượng khoảng 1,5 - 3 kg/con là xuất bán rồi thả tiếp. Cửa biển Đề Gi có môi trường nước ổn định, cá nuôi sinh trưởng tốt.
Nguồn mồi cá tươi làm thức ăn có sẵn, giá chỉ tầm 8.000 -10.000 đồng/kg, rẻ hơn các nơi khác. Đầu ra sản phẩm tương đối ổn định, chủ yếu bán cho các nhà hàng, cơ sở kinh doanh du lịch tại Đề Gi và các vùng lân cận”, ông Dương cho hay.
Nhằm đa dạng giống cá nuôi để tăng hiệu quả kinh tế, đầu năm 2020, ông Dương đầu tư gần 30 triệu đồng mua 5.000 con cá chua thả nuôi thử nghiệm trên biển. 
Trong số các lồng nuôi của mình, ông dành ra 1 ô lồng để chuyên nuôi cá chua; sau gần 4 tháng nuôi, đàn cá chua của ông đạt cỡ 0,3 - 0,5 kg/con. 
“Cá chua vốn sống trong môi trường nước lợ, nhiều người đã nuôi thành công trong môi trường ao hồ, nhưng khá bất ngờ là khi đưa vào nuôi trong môi trường nước mặn, cá vẫn sinh trưởng tốt, lại có thể thả nuôi bất kỳ thời điểm nào trong năm...", ông Dương chia sẻ.
Theo ông Dương, cá chua ăn thức ăn công nghiệp, mỗi ngày chỉ cần cho cá chua ăn một lần là đủ. Sau 8 tháng thả nuôi, ông thu hoạch hơn 3,3 tấn cá chua.
Do năm ngoái ảnh hưởng dịch Covid-19, nên ông Dương chưa lãi nhiều từ nuôi cá chua, nhưng điều khiến ông phấn khởi là có thể khẳng định rằng, hoàn toàn nuôi được loài cá chua trong lồng bè trên biển.
Theo Dân Việt

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null