Bệnh viện Trung ương Quảng Nam lần đầu gặp trường hợp mang thai kỳ lạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một người phụ nữ 30 tuổi ở tỉnh Quảng Nam đã đặt vòng tránh thai 4 năm, được phát hiện mang thai ở buồng trứng rất hiếm gặp.

Ngày 4-1, Bệnh viện (BV) Đa khoa Trung ương Quảng Nam (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), cho biết vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cho người phụ nữ mang thai ngoài tử cung hiếm gặp, gây biến chứng chảy máu cấp trong ổ bụng.

Bác sĩ thăm khám bệnh nhân sau phẫu thuật
Bác sĩ thăm khám bệnh nhân sau phẫu thuật

Trước đó, khoảng 21 giờ ngày 30-12-2024, người phụ nữ 30 tuổi trú tại huyện Núi Thành được đưa đến Khoa Cấp cứu của BV trong tình trạng đau quặn bụng dưới, ra ít máu sẫm đen ở vùng kín, tiền sử kinh nguyệt không đều.

Sau khi thăm khám, thực hiện các cận lâm sàng, siêu âm bụng, bác sĩ nghi ngờ thai ngoài tử cung vỡ cho dù người bệnh này đã đặt vòng tránh thai 4 năm nay.

Sau đó, người bệnh được chuyển về Khoa Phụ sản theo dõi. Đến gần 5 giờ sáng hôm sau, người bệnh đau tức dữ dội vùng bụng dưới và hông phải. Khoa Phụ sản tiến hành hội chẩn toàn viện, quyết định chuyển mổ cấp cứu để xử trí tình trạng bụng ngoại khoa nghi ngờ thai ngoài tử cung vỡ.

Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ quan sát thấy nhiều cục máu đông ở vùng bụng dưới, vòi trứng hai bên và buồng trứng phải bình thường, không có khối nghi ngờ. Bộc lộ sâu dưới hố chậu phát hiện buồng trứng bên trái kính thước lớn, chứa khối nghi ngờ thai ngoài khoảng 2x3 cm đang chảy máu.

Các bác sĩ đã tiến hành cắt đốt loại bỏ khối thai ngoài, súc rửa ổ bụng sạch kèm đặt dẫn lưu bụng để theo dõi sau mổ. Sau 5 ngày điều trị, tới sáng nay (4-1), người bệnh đã được xuất viện.

Theo các bác sĩ, điều đặc biệt là người bệnh đau rất nhiều ở vùng hông phải, siêu âm trước đó thấy khối nghi ngờ thai ngoài tử cung nằm bên buồng trứng phải nhưng khi tiến hành phẫu thuật thì phát hiện khối này ở buồng trứng trái.

Trong quá trình phẫu thuật, với trường hợp trên, bác sĩ đã mời người nhà của người bệnh vào tư vấn và cho xem trực tiếp cụ thể. Sau khi kết thúc ca phẫu thuật, bác sĩ tiến hành lấy vòng tránh thai cho người bệnh.

Bác sĩ CKI. Phạm Minh Vương - Trưởng khoa Phụ sản, BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam, cho biết thai ngoài tử cung còn gọi là thai lạc chỗ - là tình trạng túi thai nằm ngoài buồng tử cung, vị trí thường gặp ở ống dẫn trứng (95%).

Trường hợp này, thai làm tổ ở buồng trứng là rất hiếm gặp, với tỉ lệ 1/7.000 và chiếm 3% trong các trường hợp thai ngoài tử cung. Đây cũng là trường hợp lần đầu tiên ghi nhận tại BV.

Theo Trần Thường (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.