Bệnh viện Đa khoa Gia Lai cấp cứu thành công bệnh nhi bị hóc dị vật đường thở

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Các bác sĩ Khoa Tai mũi họng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) vừa cấp cứu thành công cho một bệnh nhi bị hóc dị vật đường thở có thể gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Trước đó, ngày 14-4, tại TP. Pleiku đã có 1 ca tử vong đau lòng vì hóc dị vật đường thở ở người lớn nhưng không kịp thời đến bệnh viện cấp cứu.

Bác sĩ Trần Thanh Phụng- Khoa Tai mũi họng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) thông tin: Bệnh nhi được cấp cứu kịp thời nêu trên là A Tuần (nam, 18 tháng tuổi ở xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum). Bệnh nhi có tiền sử điều trị viêm phổi tại bệnh viện tỉnh khác 10 ngày trước và có tiền sử sặc cơm khi đang điều trị, có tím tái, khó thở; sau đó bình thường.

Dị vật được lấy ra từ bệnh nhi A Tuần. Ảnh bác sĩ cung cấp

Dị vật được lấy ra từ bệnh nhi A Tuần. Ảnh bác sĩ cung cấp

2 ngày trước khi nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, bệnh nhi khó thở, khóc khàn, ho nên đến cơ sở y tế điều trị. Chiều 14-4, bệnh nhi có kết quả chụp CT: có dị vật cản quang ở khí quản, được hội chẩn chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai điều trị. Bệnh nhi được chuyển phòng mổ, ekip Khoa Tai mũi họng phối hợp Khoa Gây mê Hồi sức (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tiến hành soi khí quản gây mê lấy được dị vật khí quản cho bệnh nhi là 2 đốt xương sống có kích thước 3x2mm. Sau soi lấy dị vật, bệnh nhi tạm ổn, đỡ khó thở hơn. Sáng 15-4, bệnh nhi được hội chẩn liên viện và chuyển sang Bệnh viện Nhi Gia Lai tiếp tục theo dõi điều trị.

Theo bác sĩ Trần Thanh Phụng, các trường hợp hóc dị vật đường thở nếu không sơ cứu kịp thời, có nguy cơ gây tắc đường thở hoàn toàn, gây tổn thương não không hồi phục, hoặc tử vong. Vì vậy, khi phát hiện nạn nhân có dấu hiệu hóc dị vật nên thực hiện sơ cứu đúng cách và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. “Đối với trẻ bị hóc dị vật đường thở, trường hợp nếu nạn nhân còn hồng hào, khóc được, la được, nói được, không khó thở thì nên đặt ở tư thế ngồi thở, giữ yên trẻ và đưa đến ngay bệnh viện để khám và gắp dị vật ra. Nếu nạn nhân tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu cần nhanh chóng gọi cấp cứu và tiến hành thủ thuật: Trẻ dưới 2 tuổi dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực. Trẻ lớn dùng thủ thuật Heimlich bằng cách tạo một lực đủ mạnh ở dưới cơ hoành để đẩy dị vật ra ngoài hoặc gây cơn ho nhân tạo giúp đẩy bật dị vật đường thở ra ngoài”- bác sĩ Phụng thông tin.

Bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện nạn nhân có dấu hiệu hóc dị vật nên thực hiện sơ cứu đúng cách và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. Ảnh: Như Nguyện
Bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện nạn nhân có dấu hiệu hóc dị vật nên thực hiện sơ cứu đúng cách và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. Ảnh: Như Nguyện

Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, bị hóc dị vật đường thở hết sức nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được sơ cấp cứu kịp thời. “Vì vậy các gia đình, nhất là gia đình có trẻ nhỏ cần tăng cường các biện pháp phòng tránh như để xa tầm với của trẻ nhỏ tất cả các vật dụng nhỏ có thể gây nguy hiểm cho trẻ, nhất là những vật dụng tròn và trơn dễ rơi vào đường thở. Không ép trẻ ăn, uống khi đang khóc hoặc không nên nô đùa khi có thức ăn trong miệng. Luyện cho trẻ thói quen không cho các vật và đồ chơi vào miệng ngậm mút. Không cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như lạc, thạch, nhãn...”- bác sĩ Phụng khuyến cáo.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hội Thảo chuyên đề những thách thức về quản trị để một bệnh viện phát triển bền vững

Gia Lai: Hội Thảo chuyên đề những thách thức về quản trị để một bệnh viện phát triển bền vững

(GLO)- Ngày 2-11, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Đa khoa Gia Lai tổ chức hội thảo chuyên đề “Những thách thức về quản trị để một bệnh viện phát triển bền vững”. Dự hội thảo có trên 50 đại biểu là lãnh đạo các bệnh viện công lập tại tỉnh; lãnh đạo và đại diện các khoa, phòng Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

(GLO)- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nhi tỉnh vừa tổ chức 2 lớp đào tạo về chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh lý và hồi sức trẻ sơ sinh cho 40 cán bộ y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai triển khai hiệu quả kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai triển khai hiệu quả kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

(GLO)- Đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai không ngừng đầu tư đồng bộ về mọi mặt, triển khai nhiều kỹ thuật cao trong điều trị. Trong đó, kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu được đơn vị triển khai hiệu quả cứu sống nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai hội thảo chuyên đề nhận biết sớm và can thiệp rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai hội thảo chuyên đề nhận biết sớm và can thiệp rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em

(GLO)- Ngày 27-10, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai tổ chức hội thảo chuyên đề “Nhận biết sớm và can thiệp rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em”. Dự hội thảo có các chuyên gia và gần 80 cán bộ y tế đến từ bệnh viện, trung tâm y tế, Trung tâm hỗ trợ kỹ năng, tâm lý trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Gia Lai: Gần 100 chuyên gia và cán bộ y tế dự hội thảo khoa học Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

Gia Lai: Gần 100 chuyên gia và cán bộ y tế dự hội thảo khoa học Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

(GLO)- Ngày 26-10, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai phối hợp với Hội Hồi sức cấp cứu chống độc Việt Nam, Công ty TNHH Baxter Việt Nam Healthcare tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu".