Bệnh viện Chợ Rẫy pha chế thành công 2 loại thuốc phóng xạ điều trị ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 6-12, Bệnh viện Chợ Rẫy công bố đã pha chế thành công với 2 loại thuốc phóng xạ Ga-68 PSMA và Ga-68 Dotatate vào sử dụng trong chẩn đoán, điều trị ung thư tuyến tiền liệt và u thần kinh nội tiết.

Cụ thể, thuốc Galium-68 PSMA (Ga-68 PSMA, điều trị ung thư tuyến tiền liệt) và Galium-68 Dotatate (Ga-68 Dotatate, điều trị u thần kinh nội tiết). Thành công này mở ra cơ hội cho người bệnh trong nước, giúp tiếp cận phương pháp kỹ thuật mới trên thế giới, tiết kiệm nhiều chi phí điều trị...

Việc pha chế thành công 2 loại thuốc trong ung thư mang đến nhiều cơ hội cho người bệnh trong nước

Việc pha chế thành công 2 loại thuốc trong ung thư mang đến nhiều cơ hội cho người bệnh trong nước

Theo TS.BS Nguyễn Xuân Cảnh-Trưởng Khoa Y học hạt nhân-Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, trên thế giới, 2 loại thuốc phóng xạ này đang được sử dụng rộng rãi và đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận (năm 2016 với thuốc Ga-68 Dotatate và năm 2020 với thuốc Ga-68 PSMA).

Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có thể sản xuất được Ga-68 PSMA và Ga-68 Dotatate. Vì vậy tại Việt Nam, khi người bệnh có nhu cầu chụp PET/CT với 2 loại thuốc này thường phải đi ra nước ngoài.

Qua thời gian dài tìm hiểu, tập trung nghiên cứu, đến ngày 7-11, Khoa Y học hạt nhân Bệnh viện Chợ Rẫy cũng là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam pha chế thành công và đưa 2 loại thuốc Ga-68 PSMA và Ga-68 Dotatate vào sử dụng.

Sau gần 1 tháng áp dụng ghi hình PET/CT với Ga-68 PSMA cho 12 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt và PET/CT với Ga-68 Dotatate cho 9 trường hợp u thần kinh nội tiết, kết quả cho thấy tính hiệu quả của 2 kỹ thuật này trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).