Bé gái 15 tháng tuổi bị ung thư buồng trứng khiến cả TG bàng hoàng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Harlow-cô bé dũng cảm 15 tháng tuổi đang phải ngày ngày giành giật sự sống với căn bệnh ung thư buồng trứng.

 
Cô bé anh hùng Harlow (bên trái) sau khi được chuẩn đoán mắc ung thư buồng trứng đang hôn em gái
Cô bé anh hùng Harlow (bên trái) sau khi được chuẩn đoán mắc ung thư buồng trứng đang hôn em gái



Cô bé đó tên là Harlow đến từ California, được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng - căn bệnh của những phụ nữ trung niên khi mới 15 tháng tuổi.

Bắt đầu từ 4/2016 cha mẹ Harlow cảm thấy bất thường khi Harlow liên tục bỏ ăn, thường xuyên nôn trớ và hay cáu kỉnh. Mọi người nghĩ rằng cô bé bị khó chịu do viêm tai giữa nhưng sự việc trở nên nghiêm trọng khi các bác sĩ yêu cầu đưa cô bé đến Bệnh viện Nhi để kiểm tra kỹ hơn.


 

 Harlow sau khi cấy ghép tế bào gốc (bức ảnh được chụp vào 4/2016)
Harlow sau khi cấy ghép tế bào gốc (bức ảnh được chụp vào 4/2016)


Sau nhiều xét nghiệm các bác sĩ đã kết luận trong cơ thể Harlow có một khối u lớn đang chèn ép buồng trứng trái. Ngay lập tức bé Harlow đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u khổng lồ, một bên buồng trứng và cả ruột thừa. Sau phẫu thuật, Harlow vẫn phải tiếp tục các đợt hóa trị và cấy ghép tế bào gốc để nhận được 50% cơ hội sống sót trong tương lai.  

Chia sẻ với báo chí, bà Bianca Langtree, 27 tuổi, mẹ của Harlow cho biết: “Khi nghe tin con mình được chuẩn đoán mắc ung thư buồng trứng, cảm giác của tôi rất đau đớn. Tôi không biết những gì sẽ xảy ra tiếp theo với Harlow, các bác sĩ đều nói ung thư của con gái tôi khả năng tái phát cao nhưng chúng tôi không bao giờ hết hi vọng”.


 

Cô bé phải cắt bỏ khối u, một bên buồng trứng và cả ruột thừa
Cô bé phải cắt bỏ khối u, một bên buồng trứng và cả ruột thừa



Việc mắc bệnh khi còn nhỏ đã khiến Harlow rất sợ bệnh viện. Thời gian đầu, cô thường xuyên khóc to và sợ hãi mỗi khi nhìn thấy các y tá đến gần. Sau khi tiến hành hóa trị, tóc cô bé dần rụng hết nhiều người không biết đã nhận nhầm Harlow là một bé trai.

“Khi đưa con bé ra ngoài tôi thường xuyên nhận được những cái nhìn chằm chằm, thậm chí có người tiến tới và nói “Cô có một cậu bé thật dễ thương”. Dù họ không ác ý nhưng tôi vẫn không vui, may sao Harlow vẫn còn nhỏ để ý thức được chuyện này.” - Langtree nói.


 

Cô bé bị nhầm tưởng là con trai sau khi hóa trị
Cô bé bị nhầm tưởng là con trai sau khi hóa trị



Nói về tương lai của con gái mình, bà Langtree cho biết: "Harlow vẫn còn cả quãng đường dài phía trước. Tình trạng của con bé mới chỉ thuyên giảm trong khoảng 1 năm nay và trong tương lai cứ 6 - 8 tuần Harlow lại phải đến bệnh viện thực hiện các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt phòng ngừa khối u tái phát".

Dù đau lòng vì bệnh tật của con gái nhưng cả hai vợ chồng vẫn luôn duy trì thái độ vui vẻ lạc quan nhất có thể. Sau khi suy nghĩ cả 2 vợ chồng quyết định chia sẻ quá trình chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo của con gái lên mạng xã hội.

“Cuộc sống là thế, có những ngày tốt đẹp và có những ngày tồi tệ. Tôi học cách chống lại những ngày xấu bằng việc quên đi những chuyện đã xảy ra với Harlow. Cả gia đình tôi hiện tại rất hạnh phúc, hy vọng phương pháp tế bào gốc thực sự đẩy lùi căn bệnh đáng sợ đó”.


 

Hiện tại bệnh tình Harlow đã thuyên giảm nhưng rất dễ tái phát trong tương lai
Hiện tại bệnh tình Harlow đã thuyên giảm nhưng rất dễ tái phát trong tương lai



Các triệu chứng nhận biết bệnh ung thư buồng trứng:

- Thường xuyên đau, có cảm giác bị chèn ép ở bụng.

- Đi tiểu nhiều hoặc không thể đi tiểu.

- Buồn nôn và ói mửa.

- Các khối u buồng trứng ở các bé gái dưới 8 tuổi có thể gây phát dục sớm, dẫn đến phát triển ngực, lông mu hoặc có kinh nguyệt sớm.

Ung thư buồng trứng có thể di truyền. Điều trị u thư buồng trứng phụ thuộc vào kích thức của khối u và vị trí của nó. Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng nhiều nhất để điều trị ung thư buồng trứng. Tùy từng trường hợp mà cần kết hợp hóa trị liệu và xạ trị. Để loại bỏ khối u, bệnh nhân có thể phải cắt bỏ buồng trứng.

 An An (Dịch từ Dailymail/Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Làm gì để tránh rắc rối trong "chuyện ấy"?

Làm gì để tránh rắc rối trong "chuyện ấy"?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương dương, chẳng hạn như hút thuốc, uống rượu, huyết áp cao, béo phì và căng thẳng. Để tránh rắc rối trong “chuyện ấy“, nam giới cần duy trì một lối sống lành mạnh bên cạnh chế độ ăn uống khoa học.
4 triệu chứng hậu Covid thường xảy ra ở phụ nữ nhất

4 triệu chứng hậu Covid thường xảy ra ở phụ nữ nhất

Số người bị di chứng hậu Covid đang tiếp tục tăng. Khi số trường hợp này tăng lên, các nhà khoa học lại cố gắng tìm hiểu về thời gian Covid ảnh hưởng đến cơ thể. Và cả việc nó ảnh hưởng đến nam và nữ khác nhau như thế nào, theo nhật báo Anh Express.
Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy, theo dõi phôi tự động Timelapse điều trị vô sinh

Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy, theo dõi phôi tự động Timelapse điều trị vô sinh

Bệnh viện (BV) Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết đã ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy, theo dõi phôi tự động Timelapse trong điều trị vô sinh, giúp tăng cơ hội chuyển phôi thành công và sinh con khỏe mạnh. Chuyên viên phôi học thao tác trên hệ thống nuôi cấy và theo dõi phôi tự động Timelapse
Cà rốt tốt cho sức khỏe nam giới

Cà rốt tốt cho sức khỏe nam giới

Cà rốt có thể giúp cải thiện khả năng sinh sản của phái mạnh. Đó là nhờ cà rốt chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như carotenoid, chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa.