Bắt tạm giam nguyên Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính của Sở Giáo dục và Đào tạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo nguồn tin của Báo Gia Lai, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với bị can Trương Quý Sửu - nguyên Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) về hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Qua tìm hiểu, ông Trương Quý Sửu với trách nhiệm là Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính từ năm 2017 đến tháng 3-2021, đã tham mưu trực tiếp để xảy ra sai phạm tại 10/14 dự án phần mềm tại Sở GD-ĐT. Vụ án này cũng đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 64/QĐ-CSKT ngày 15-11-2022.

Trụ sở Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai. Ảnh: Lê Anh

Trụ sở Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai. Ảnh: Lê Anh

Đây là vụ án được Thanh tra tỉnh phát hiện qua nội dung Kết luận thanh tra số 08/KL-TTr ngày 2-6-2022 về việc đầu tư các dự án, mua sắm các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tại Sở GD-ĐT giai đoạn 2015-2021.

Theo đó, trong giai đoạn này, Sở GD-ĐT được chấp thuận chủ trương đầu tư mua sắm đối với 14 dự án, như: phần mềm hỗ trợ soạn giảng E-Learning; quản lý ngân hàng đề thi Master Test; tuyển sinh đầu cấp; quản lý thư viện Master Library; quản lý tài chính nhu cầu tiền lương cho các đơn vị trực thuộc; phần mềm quản lý trường học-nghiệp vụ quản lý các khoản thu và hóa đơn điện tử… với tổng số tiền hơn 33 tỷ đồng.

Tuy nhiên, kết quả thanh tra đã phát hiện nhiều vi phạm. Cụ thể, đối với “Phần mềm tuyển sinh đầu cấp năm 2018” Sở GD-ĐT thực hiện đấu thầu, thanh toán kinh phí không đúng quy định dẫn đến sai phạm với số tiền 670 triệu đồng. Tại Dự án phần mềm quản lý ngân hàng đề thi Master Test năm 2020, Sở GD-ĐT được chấp thuận đầu tư mua sắm với nguồn kinh phí hơn 4,9 tỷ đồng để cung cấp cho 17 phòng GD-ĐT và 234 trường THCS. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Sở GD-ĐT đã áp sai hệ số định mức chi phí mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu. Bên cạnh đó, thực tế phần mềm cung cấp cho các đơn vị là đĩa CD Master Test bản Client nhưng trong hồ sơ thanh toán lại tính giá của phần mềm Master Test bản Server dẫn đến chênh lệch với tổng số tiền hơn 470 triệu đồng.

Tương tự, tại Dự án mua sắm thiết bị và hệ thống phần mềm số hóa và quản lý dữ liệu EDM, thực hiện số hóa văn bằng, chứng chỉ năm 2020, Sở GD-ĐT được đầu tư hơn 4,8 tỷ đồng. Qua thanh tra đã phát hiện Sở GD-ĐT thanh toán thừa 47 hồ sơ so với dự toán dẫn đến số tiền sai phạm về nội dung chỉnh lý tài liệu là hơn 458 triệu đồng. Còn đối với chi phí nhập liệu và chuyển đổi thông tin bằng chức năng của phần mềm, Sở cũng đã thanh toán thừa 17.718 trang dữ liệu và áp đơn giá không đúng theo quy định với số tiền hơn 569 triệu đồng.

Ngoài ra, trong giai 2015-2021, Sở GD-ĐT còn sai phạm tại các dự án như: phần mềm hỗ trợ soạn giảng E-Learning năm 2020; phần mềm hỗ trợ soạn giảng E-Learning cho các trường tiểu học năm 2021; phần mềm quản lý trường học-nghiệp vụ quản lý các khoản thu và hóa đơn điện tử; phần mềm giáo án điện tử cho các trường học trực thuộc Sở năm 2021… với số tiền hơn 160 triệu đồng.

Cũng qua kiểm tra phát hiện nhiều phần mềm được Sở GD-ĐT trang bị cho các đơn vị trực thuộc nhưng không sử dụng, dẫn đến việc sử dụng ngân sách chưa hiệu quả; nhiều phần mềm không được Sở công khai kết quả lựa chọn nhà thầu. Như vậy, tổng số tiền sai phạm trong việc mua sắm phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng vào hoạt động quản lý tài chính và giáo dục tại Sở GD-ĐT là hơn 2,3 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Theo đại diện cơ quan chức năng, đến nay đã có 3 nạn nhân xác định được danh tính, nhiều người còn lại vẫn đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Một nhân viên phụ trách nhà tang lễ cho hay, nhiều thi thể bị cháy biến dạng, cơ quan chức năng đang khám nghiệm để xác định thêm danh tính.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.