Bất ổn đất đai trước khi cổ phần hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai (Công ty) được UBND tỉnh giao quản lý hơn 1.681 ha đất trên địa bàn 7 xã, thị trấn, tại 3 huyện: Chư Sê, Chư Prông và Ia Grai. Trong đó, đất trồng cây lâu năm chiếm hơn 1.487 ha, đất bờ lô gần 135 ha, đất hồ đập, thủy lợi hơn 54 ha và đất trụ sở, sân phơi gần 5 ha.

Dù diện tích đất được UBND tỉnh giao có các quyết định, sơ đồ rõ ràng, tuy nhiên những năm qua, diện tích đất của Công ty đã bị hao hụt nghiêm trọng. Điển hình như tại huyện Chư Sê, Công ty được UBND tỉnh giao quản lý hơn 569,6 ha, tuy nhiên, sau khi kiểm tra đã có 142,4 ha mà Công ty giao cho các hộ dân tự đầu tư vốn trước đây bị chiếm dụng để trồng cà phê, hồ tiêu và 14 hộ dân xây dựng nhà ở kiên cố mà không phải thực hiện một nghĩa vụ tài chính nào với Công ty. Công ty cho rằng do diện tích đất này người dân đã sử dụng trước năm 1995 nên Công ty đã có Công văn số 33/CV-CT, ngày 26-7-2010 đề nghị UBND tỉnh thu hồi giao về cho địa phương quản lý. Tuy nhiên, dù mới chỉ có công văn đề nghị mà chưa có quyết định thu hồi của UBND tỉnh, nhưng Công ty xem như đã hết trách nhiệm quản lý. Chính vì vậy, những năm qua, UBND huyện Chư Sê cũng đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân chồng lên diện tích đất do Công ty quản lý.

 

Trụ sở Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai. Ảnh: H.V
Trụ sở Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai. Ảnh: H.V

Còn tại đội sản xuất Xí nghiệp 2-9 (xã Ia Yok, huyện Ia Grai), Công ty được giao quản lý đất trồng cây cà phê hơn 67 ha. Thế nhưng, 4 cán bộ của Công ty là các ông: Lê Văn Việt, Trần Văn Cách, Đỗ Văn Dương, Hà Đình Cập đã chiếm dụng 1,82 ha để canh tác.  Cũng liên quan đến vấn đề quản lý đất đai của Công ty, vào năm 2011, Công ty Cà phê Chư Pah được sáp nhập vào Công ty Cà phê Gia Lai với tổng diện tích đất có cơ sở pháp lý khi sáp nhập là hơn 811 ha. Tuy nhiên, trước khi sáp nhập, lãnh đạo Công ty Cà phê Chư Pah (cũ) đã tự ý tổ chức bán đấu giá tài sản trên đất (vườn cà phê) với diện tích 46,33 ha dù chưa được sự cho phép của UBND tỉnh. Ngoài ra, trong những năm qua, Công ty đã không có ý kiến phản hồi mà để UBND huyện Ia Grai cấp chồng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích hơn 12 ha cho 8 hộ dân trên diện tích đất thuộc quản lý của Công ty. Chính vì vậy nên trong 5 phương án sử dụng đất của Công ty khi cổ phần hóa trình UBND tỉnh luôn có sự thay đổi. Trong đó, phương án đầu tiên, vào ngày 8-6-2015, Công ty đề nghị trả về địa phương quản lý 290,5 ha thì đến phương án cuối cùng vào ngày 25-4-2016, diện tích đất đề nghị giao lại cho địa phương tăng lên hơn 487 ha. 
 

Ngoài ra, Công ty còn vi phạm trong vấn đề thực hiện giao khoán vườn cây. Nghị định số 135/2005/NĐ-CP và Thông tư 102/2006/TT-BNN&PTNT quy định: Bên nhận khoán không được tự ý chuyển nhượng hợp đồng giao nhận khoán dưới bất kỳ hình thức nào… Nếu người nhận khoán không có khả năng thực hiện hợp đồng thì phải trả lại đất cho Công ty để ký hợp đồng giao khoán cho người khác. Công ty có trách nhiệm bồi thường tài sản đã đầu tư. Tuy nhiên, Ban Giám đốc Công ty đã để cho các hộ nhận khoán tự ý chuyển nhượng và đặt ra “luật” khi các hộ nhận khoán tự thỏa thuận sang nhượng lại hợp đồng thì phải nộp cho Công ty từ  5 triệu đồng/ha đến 20 triệu đồng/ha tùy theo vị trí đất. Với quy định tự đặt ra này, từ năm 2006 đến tháng 6-2016, Công ty đã hợp thức hóa cho 372 hộ nhận khoán sang nhượng hợp đồng giao nhận khoán để thu lợi 4,337 tỷ đồng mà không nộp vào ngân sách nhà nước.

Hạ Vy

Có thể bạn quan tâm

Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.
'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".