Bất ngờ kháng nghị vụ 5 người được tuyên vô tội ở Kon Tum

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Pháp Luật TP.HCM đang liên hệ với Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ để tìm hiểu rõ hơn về các căn cứ kháng nghị bản án phúc thẩm.
 

Năm người được TAND tỉnh Kon Tum tuyên vô tội vào ngày 1-6 vừa qua. Ảnh: NGÂN NGA
Năm người được TAND tỉnh Kon Tum tuyên vô tội vào ngày 1-6 vừa qua. Ảnh: NGÂN NGA




Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ vừa ký kháng nghị Bản án hình sự phúc thẩm số 07/2018/HS-PT ngày 1-6 của TAND tỉnh Kon Tum; đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm hủy án.

Kháng nghị cũng đề nghị cấp giám đốc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án hình sự sơ thẩm của TAND huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum kết án các bị cáo về tội trộm cắp tài sản.

Kháng nghị của TAND Tối cao còn yêu cầu tạm đình chỉ thi hành Bản án hình sự phúc thẩm số 07/2018/HS-PT của TAND tỉnh Kon Tum đến khi có quyết định giám đốc thẩm.

Như Pháp Luật TP.HCM từng nhiều lần phản ánh, Phan Tiến Dũng là kiểm lâm của BQL rừng đặc dụng Đắk Uy. Tháng 4-2016, Lê Quốc Khánh xin Dũng vào rừng Đắk Uy cưa lấy gỗ trắc khô. Cả nể việc Khánh thường tìm thuê người làm cà phê giúp mình nên Dũng đồng ý. Hôm sau, Khánh cùng ba người khác vào rừng cưa cây gỗ trắc đã chết khô thì bị phát hiện. Riêng khúc gỗ mà các bị cáo lấy chỉ 0,123 m3, trị giá hơn 19 triệu đồng.

Tháng 9-2016, TAND huyện Đắk Hà đã tuyên phạt các bị cáo 12-15 tháng tù về tội trộm cắp tài sản. Các bị cáo đồng loạt kháng cáo kêu oan. Tháng 3-2017, TAND tỉnh Kon Tum đã hủy bản án sơ thẩm trên. Tuy nhiên, ngày 27-9, TAND huyện Đắk Hà vẫn phạt các bị cáo 11-14 tháng tù về tội trộm cắp tài sản. Ngày 1-6-2018, sau nhiều lần hoãn tòa vì các lý do khác nhau, TAND tỉnh Kon Tum xử phúc thẩm lần hai, tuyên các bị cáo không phạm tội.


 

Các luật sư từng bào chữa trong vụ án. Ảnh: NGÂN NGA
Các luật sư từng bào chữa trong vụ án. Ảnh: NGÂN NGA



Trước thông tin bản án phúc thẩm bị kháng nghị, nhiều chuyên gia pháp luật tỏ ra khá bất ngờ về kháng nghị này vì bản án phúc thẩm được đánh giá là thuyết phục, đúng pháp luật.

Suốt quá trình các cơ quan tố tụng của huyện Đắk Hà và tỉnh Kon Tum xử lý vụ án, nhiều chuyên gia cũng đã dẫn chiếu quy định pháp luật để phân tích rằng không có cơ sở nào kết án các bị cáo về tội trộm cắp tài sản.

Luật sư (LS) Lê Văn Hoan (Đoàn LS TP.HCM, một trong bốn LS từng bào chữa miễn phí cho các bị cáo) cho biết tại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của TAND Tối cao gần như không phân tích, lập luận mà chỉ dẫn lại nội dung vụ án rồi sau đó kết luận bản án phúc thẩm xử như vậy là không có căn cứ. Vì thế LS Hoan nói ông cảm thấy rất bất ngờ về bản kháng nghị này. Ông cho rằng Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại Đà Nẵng cần xem xét thấu đáo, cẩn trọng để tránh làm oan người vô tội.

PV Pháp Luật TP.HCM đang liên hệ với Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ để tìm hiểu rõ hơn về các căn cứ kháng nghị bản án phúc thẩm. 

Song Nguyễn (PLO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.