Bảo vệ trẻ em: Trách nhiệm không của riêng ai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ trẻ em tử vong do đuối nước cao nhất khu vực Đông Nam Á và gấp 10 lần so với các nước phát triển. Trung bình mỗi năm, đuối nước cướp đi sinh mạng của hơn 2.000 trẻ em Việt Nam.

 

Chỉ trong vòng mấy ngày ngắn ngủi, 3 học sinh lớp 8 tử vong khi tắm suối Liên Khương (Lâm Đồng) hôm 29-6, 3 học sinh lớp 6 tắm sông đuối nước ở Hà Tĩnh ngày 30-6, 2 nữ sinh lớp 4 thương vong khi tắm sông Hương (Huế) vào chiều 1-7, một nam sinh lớp 7 (Quảng Nam) đuối nước và thi thể em mới tìm được trong sáng 3-7…

Truyền thông liên tục cảnh báo và kêu gọi phổ cập bơi lội cho trẻ. Nhiều tấm lòng yêu thương đã tự ngăn dòng nước để dạy bơi miễn phí cho trẻ nghèo. Còn nhà giáo chúng tôi nào có dám lơi lỏng việc nhắc nhở, răn đe học sinh cảnh giác với hiểm nguy sau dòng nước tưởng như trong mát, hiền hòa. Thế nhưng năm nào cũng vậy, mùa hè đến là nỗi lo về tai nạn sông nước, ao hồ lại dâng cao.

Bởi vậy, mong ước lớn nhất khi hè về là gia đình để mắt thường xuyên hơn đến con trẻ. Tạo điều kiện tối đa và tận dụng mọi cơ hội để con học bơi và các kỹ năng sinh tồn là một trong những biểu hiện cụ thể của tình yêu thương con đúng cách.

Nhà trường phải tăng cường hơn nữa các hoạt động trải nghiệm, các buổi chuyên đề phổ cập kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích cho học sinh. Đừng tiếc một vài phút nhắc nhở các em sau buổi học về những hiểm nguy có thể gặp phải trên đường! Đừng quên dặn dò học sinh về nguy cơ tai nạn đuối nước trong các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt dưới cờ!


Trách nhiệm của các ban - ngành, đoàn thể cần được nâng cao trong việc bảo đảm an toàn cho trẻ trong dịp hè, khi trẻ được bàn giao cho địa phương quản lý. Mong sao sinh hoạt hè của Đoàn Thanh niên phường - xã sẽ sinh động, tích cực để níu chân trẻ trong môi trường an toàn, hoạt động hữu ích. Mong sao những tấm biển cảnh báo, biển chỉ dẫn, rào chắn… sẽ được bổ sung kịp thời ngăn bước chân nông nổi của con trẻ.

Sinh mạng con người là quan trọng nhất. Bảo vệ, giáo dục và cảnh báo trẻ trước tai nạn đuối nước là trách nhiệm không của riêng ai. Nhận thức về phòng tránh tai nạn đuối nước ở trẻ em cần được thay đổi trong cộng đồng.

Theo Trang Nguyễn (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thác Phú Cường giờ không còn... cường nữa

Thác Phú Cường giờ không còn... cường nữa

(GLO)- Mới đây, chúng tôi có dịp trở lại thác Phú Cường. Đi cùng tôi là 1 lãnh đạo UBND huyện Chư Sê. Khi đứng trước dòng thác không còn nước, đá trơ ra, nhiều cây cổ thụ chẳng còn tươi tốt, những bãi cỏ, hoa vốn xanh tươi quanh năm giờ khô héo vì thiếu nước, gương mặt anh lộ rõ nét buồn.

Một bé gái bị bỏ rơi tại Bệnh viện Nhi Gia Lai

Một bé gái bị bỏ rơi tại Bệnh viện Nhi Gia Lai

(GLO)- Tin từ Bệnh viện Nhi Gia Lai, khoảng 10 giờ ngày 16-4, bảo vệ Bệnh viện Nhi phát hiện một bé gái khoảng 8 đến 9 tháng tuổi bị bỏ rơi ở sảnh khám bệnh viện trong tình trạng hoảng sợ, khóc đòi mẹ. Bảo vệ đã thông báo vụ việc cho ban lãnh đạo bệnh viện nắm thông tin. 

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Pleiku: Trường Tiểu học-THCS Bùi Thị Xuân đạt giải nhất tại chương trình ngoại khóa liên trường

Pleiku: Trường Tiểu học-THCS Bùi Thị Xuân đạt giải nhất tại chương trình ngoại khóa liên trường

(GLO)- Ngày 12-4, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Trường Tiểu học-THCS Bùi Thị Xuân phối hợp với Trường THCS Trưng Vương, THCS Nguyễn Văn Cừ, Trung tâm Ngoại ngữ Lanna-Popodoo Pleiku tổ chức chương trình ngoại khóa liên trường câu lạc bộ tiếng Anh năm học 2024-2025 dành cho học sinh khối 9.