Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND tại TP. Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chiều 20-9, đoàn giám sát của Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc với UBND TP. Pleiku về việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ngày 10-12-2021 của HĐND tỉnh ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương thời kỳ 2022-2025 trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Đình Phương-Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc. Cùng tham dự có các ông: Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Võ Phúc Ánh-Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Pleiku và đại diện lãnh đạo các phòng, ban liên quan của thành phố.

Ông Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Mộc Trà
Ông Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Mộc Trà

Theo báo cáo của UBND TP. Pleiku, giai đoạn 2022-2025, thực hiện theo Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, UBND thành phố đã xây dựng dự toán, phương án phân bổ ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị cấp thành phố và cho ngân sách xã, phường, trình HĐND thành phố phê duyệt hàng năm.

Qua gần 2 năm thực hiện, quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối ngân sách thành phố; bảo đảm nguồn kinh phí để thực hiện được các chủ trương của Đảng, chế độ, chính sách Nhà nước đã ban hành, đáp ứng cơ bản nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.

Định mức phân bổ chi thường xuyên tương đối cụ thể theo từng lĩnh vực, đến từng cấp ngân sách, tạo điều kiện cho địa phương chủ động xây dựng và quyết định ngân sách của cấp mình. Thành phố cũng khuyến khích tăng cường công tác quản lý tài chính ngân sách, phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, sử dụng ngân sách hiệu quả, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh của địa phương.

Tại buổi làm việc, các thành viên của đoàn giám sát, lãnh đạo UBND TP. Pleiku và các ngành liên quan đã cùng trao đổi, làm rõ một số khó khăn, vướng mắc cũng như những đề xuất của thành phố trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND.

Theo đó, các ý kiến tập trung vào những nội dung như: hướng dẫn thống nhất việc xử lý số kinh phí thừa hoặc thiếu đối với các khoản thực hiện chính sách chế độ được phân bổ tính vào cân đối ngân sách; hướng dẫn nguồn thực hiện điều chỉnh tiền lương do tăng mức lương tối thiểu đối với các đối tượng theo Nghị quyết 136/2021/NQ-HĐND ngày 25-2-2021 của HĐND tỉnh; bổ sung kinh phí nhằm đảm bảo cho các hoạt động quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội phát sinh; góp ý xây dựng nghị quyết thay thế Nghị quyết số 136/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh triển khai Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10-6-2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố…

Quang cảnh buổi giám sát tại UBND TP. Pleiku. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh buổi giám sát tại UBND TP. Pleiku. Ảnh: Mộc Trà

Phát biểu tại buổi giám sát, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đề nghị TP. Pleiku đánh giá việc phân cấp nguồn thu của tỉnh đã phù hợp hay chưa; mức tăng trưởng thu thuế và nuôi dưỡng nguồn thu của thành phố trong 2 năm qua; việc phân bổ chi quản lý hành chính, kinh tế, sự nghiệp môi trường... và một số khoản chi sắp tới sẽ thực hiện.

Kết luận buổi giám sát, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương nhận định, các nghị quyết mà HĐND TP. Pleiku ban hành để triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND cơ bản phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn của địa phương. Tuy nhiên, khi phân bổ dự toán chi thường xuyên, thành phố chưa đảm bảo nguyên tắc do HĐND thành phố ban hành tại các nghị quyết; sử dụng từ ngữ chưa chính xác theo quy định về xây dựng dự toán thu-chi và phương án phân bổ ngân sách; chưa đánh giá nguồn thu cụ thể qua số liệu… Ngoài ra, đối với những vấn đề liên quan đến xây dựng nghị quyết thay thế Nghị quyết số 136/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, thành phố cần bổ sung, cụ thể hóa kiến nghị bằng văn bản để đoàn có cơ sở tổng hợp vào báo cáo giám sát.

Có thể bạn quan tâm

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.