Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế-Trưởng Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai vừa ký Quyết định số 01/QĐ-BCD về quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh.

Theo quyết định, Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thi hành án dân sự (THADS) theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và các nghị định của Chính phủ; tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong THADS trên địa bàn; giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong THADS và chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

940f676854f7eca9b5e6.jpg
Quyết định của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai về quy chế hoạt động. Ảnh: T.D

Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh có nhiệm vụ tham mưu xây dựng dự thảo chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh để thực hiện các nội dung quy định; chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan, tổ chức có liên quan với cơ quan THADS; tham mưu, đề xuất các biện pháp chỉ đạo giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh và đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh cùng cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác THADS tại địa phương.

Cũng theo quyết định này, đồng chí trưởng ban có quyền, nhiệm vụ điều hành hoạt động của ban chỉ đạo; quyết định nội dung cuộc họp, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của ban chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cho phó trưởng ban và thành viên ban chỉ đạo; chỉ đạo sự phối hợp hoạt động của các thành viên ban chỉ đạo và các cơ quan, tổ chức có liên quan ở địa phương trong công tác THADS; quyết định kiểm tra hoặc cử thành viên ban chỉ đạo phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác THADS ở địa phương; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về nhiệm vụ được giao.

Phó trưởng ban thường trực ban chỉ đạo thay mặt trưởng ban chỉ đạo điều hành hoạt động của ban chỉ đạo khi trưởng ban vắng mặt hoặc được trưởng ban ủy quyền; giúp trưởng ban trong việc chỉ đạo hoạt động của ban chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những công việc được trưởng ban giao; trực tiếp giải quyết các công việc thường xuyên của ban chỉ đạo, ký các văn bản của ban chỉ đạo theo ủy quyền của trưởng ban để trình UBND tỉnh quyết định biện pháp chỉ đạo việc thực hiện các nội dung quy định; chỉ đạo tổ chức các cuộc họp, các buổi làm việc của ban chỉ đạo và các điều kiện làm việc của ban chỉ đạo; chỉ đạo cục THADS lập dự toán kinh phí hoạt động của ban chỉ đạo gửi sở tài chính tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt;

Các thành viên ban chỉ đạo phải tham gia đầy đủ các cuộc họp của ban chỉ đạo, đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện các nội dung quy định và cùng tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị mình xem xét, giải quyết các vấn đề thuộc chức năng quản lý của ngành, đơn vị mình có liên quan đến việc thực hiện các nội dung quy định…

Có thể bạn quan tâm

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

E-magazineQuy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

VỚI TẦM NHÌN DÀI HẠN NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC LỢI THẾ CỦA TỈNH, QUY HOẠCH LÀ CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ BÌNH PHƯỚC SẮP XẾP, BỐ TRÍ HIỆU QUẢ CÁC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN, HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ, KẾT CẤU HẠ TẦNG, PHÂN BỔ ĐẤT ĐAI…