Ban hành mức đóng bảo hiểm y tế mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế (BHYT), trong đó quy định mức đóng BHYT.

Ảnh nguồn internet
Ảnh nguồn internet

Theo đó, mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động; bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. Mức đóng BHYT của đối tượng nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình là: người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Về  mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, từ ngày 1-12-2018, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo; hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng HBYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo; hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.

Theo báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày tại Quốc hội ngày 22-10, đến nay đã thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ gắn với BHYT toàn dân, phát triển y tế ngoài công lập. Tỷ lệ bao phủ BHYT ước đạt 86,9%, vượt chỉ tiêu đề ra (85,2%). Gần 50% số thẻ đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện/trung tâm y tế huyện. Nhiều trạm y tế xã, phường đã đổi mới hoạt động, làm tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Hiện có khoảng 80% người có thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến y tế cơ sở (tuyến huyện là 47%, tuyến xã là 33%). Số lượt khám, chữa bệnh BHYT tại y tế cơ sở đạt khoảng 70%.

Ngành y tế đã kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, thiết lập cơ sở dữ liệu đối với trên 20.000 loại thuốc. Đã triển khai quản lý hồ sơ sức khỏe đến từng người dân ở nhiều địa phương, tiến tới thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

Phan Thảo (sggp)
 

Có thể bạn quan tâm

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Hai chị em đều mắc bệnh hiểm nghèo

Hai chị em đều mắc bệnh hiểm nghèo

(GLO)- Tuổi thơ của 2 chị em Rơ Lan Điệp (SN 2012) và Rơ Lan Na Uy (SN 2014, trú tại làng Yon Tôk, xã Ia Glai, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) gắn liền với bệnh viện, thuốc men và những cơn đau triền miên.

Áp lực nghề điều dưỡng

Áp lực nghề điều dưỡng

(GLO)- Với tinh thần tận tụy, đội ngũ điều dưỡng viên đã góp phần giúp bệnh nhân nhanh phục hồi sức khỏe. Thế nhưng, trước áp lực công việc và vấn nạn bạo hành y-bác sĩ, họ không khỏi lo lắng, tâm tư với nghề mình đã chọn.

Mặt trận các cấp phát huy vai trò giám sát chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Mặt trận các cấp phát huy vai trò giám sát chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Để chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai triển khai đúng tiến độ, đúng đối tượng và mang lại hiệu quả thiết thực, MTTQ Việt Nam các cấp đã phát huy vai trò giám sát, kịp thời phát hiện, kiến nghị tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện.