Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Quyết định Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm vừa được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký nhằm đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia OCOP.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24-2-2023 ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (tên tiếng Anh là One Commune One Product - OCOP, gọi tắt là Chương trình OCOP).

Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Bộ tiêu chí OCOP) là căn cứ để đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

Các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, gồm 6 nhóm sản phẩm: thực phẩm; đồ uống; dược liệu và sản phẩm từ dược liệu; hàng thủ công mỹ nghệ; sinh vật cảnh; và dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

Phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo Bộ tiêu chí OCOP. Ảnh: Ngọc Sang

Phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo Bộ tiêu chí OCOP. Ảnh: Ngọc Sang



Bộ tiêu chí của sản phẩm gồm 3 phần: Phần A: Các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (40 điểm), gồm tổ chức sản xuất; phát triển sản phẩm; sức mạnh cộng đồng. Phần B: Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị (25 điểm), gồm tiếp thị; câu chuyện về sản phẩm. Phần C: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (35 điểm), gồm chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; tiêu chuẩn sản phẩm; khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế.

Phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo Bộ tiêu chí OCOP. Tổng điểm đánh giá cho mỗi sản phẩm tối đa là 100 điểm và được phân thành 5 hạng.

Cụ thể, hạng 5 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 90 đến 100 điểm, là sản phẩm đặc trưng, tiêu chuẩn chất lượng cao và hội tụ điều kiện để xuất khẩu; hạng 4 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 70 đến dưới 90 điểm, là sản phẩm đặc trưng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tiếp cận thị trường tốt, có tiềm năng nâng cấp lên hạng 5 sao; hạng 3 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 50 đến dưới 70 điểm, là sản phẩm có đặc thù, được quản lý và thương mại ổn định, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao.

Hạng 2 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 30 đến dưới 50 điểm, sản phẩm được sản xuất, bước đầu hình thành chất lượng cụ thể, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao. Và hạng 1 sao có tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm, là sản phẩm sơ khai, chưa được hình thành trong thương mại, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao.

Theo Bộ tiêu chí OCOP, quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia làm 3 cấp: cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương.

Giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao có giá trị trong thời hạn 36 tháng, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Yêu cầu Bộ Nông nghiệp và PTNT thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công thương, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn và triển khai thực hiện Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24-2-2023, thay thế Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21-8-2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 8-6-2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21-8-2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ vào điều kiện thực tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.

Theo Quyết định, đối với các sản phẩm đã được đánh giá, công nhận theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21-8-2019 trước ngày 24-2-2023, được bảo lưu trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được công nhận.

Đối với các sản phẩm được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đánh giá đạt tiềm năng 5 sao, có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 5 sao trước ngày 31-12-2022, tiếp tục áp dụng Bộ tiêu chí theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg.

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.