Bạn đang vứt đi thành phần chống ung thư của trái bơ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bạn cắt trái bơ ra và ăn phần thịt quả, vứt bỏ vỏ, hạt còn các nhà sản xuất dầu bơ thì cạo sạch phần hạt, ép lấy dầu. Bạn và họ đều đã bỏ đi phần vỏ trấu, vốn chứa các chất ngăn chặn sự phát triển các khối u ác tính!

Phát hiện đáng ngạc nhiên này vừa được công bố tại hội nghị toàn quốc của Hiệp hội Hóa học Mỹ, do nhóm nghiên cứu của Đại học Texas Rio Grande Valley trình bày.

 
Chính phần vỏ trấu bọc quanh hạt trái bơ mới là nguồn cung cấp những hợp chất quý giá cho y khoa - ảnh INTERNET
Chính phần vỏ trấu bọc quanh hạt trái bơ mới là nguồn cung cấp những hợp chất quý giá cho y khoa - ảnh INTERNET



Ngoài việc ức chế các tế bào ung thư bởi chứa hóa chất mang tên heptacosane, phần vỏ trấu bọc quanh hạt trái bơ cũng chứa các thành phần giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trong lòng động mạch, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và một lượng rượu behenyl - thành phần quan trọng trong thuốc kháng virus, hạ sốt, điều trị viêm loét. Ngoài ra, trong danh sách các chất mới phát hiện còn có các hợp chất chống oxy hóa được dùng làm phụ gia thực phẩm và chất bảo quản trong mỹ phẩm.

Trước đó, nhóm nghiên cứu đã nghiền 300 vỏ trấu bơ khô thành 21 ounce bột (tương đương 595g). Bột được chế biến và cho ra khoảng 3 muỗng cà phê dầu vỏ trấu và hơn 1 ounce sáp (hơn 28,35g). 116 hợp chất trong dầu và 16 hợp chất mới đã được tìm ra, trong đó rất nhiều chất không hề xuất hiện trong dầu ép từ hạt bơ kiểu truyền thống!

Tuy nhiên, Giáo sư Debasish Bandyopadhyay, thành viên nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng điều này không đồng nghĩa với việc họ khuyên bạn cứ ăn cả vỏ trấu khi thưởng thức bơ. Nó cần được nghiên cứu và bào chế đúng cách để thực sự cho ra các dược phẩm có lợi.

Theo các thống kê, khoảng gần 5 triệu tấn bơ được sản xuất mỗi năm và nếu chúng ta biết tận dụng, đó là một "mỏ vàng" cho sức khỏe. Các nhà khoa học ví vỏ trấu này là "đá quý của đá quý". Bởi lẽ, bản thân trái bơ đã được con người xem như một "siêu thực phẩm": đó là một nguồn chất béo bão hòa đơn cực kỳ tốt cho cơ thể, cung cấp muối khoáng, chất xơ, nhiều vi chất như Kali và vitamin E, vitamin B, chứa acid amin tên tyrosine – giúp cơ thể sản xuất "hormone hạnh phúc" dopamine…; nó cũng là loại trái cây chứa nhiều acid folic nhất và là nguồn Omega-3 dồi dào.

A. Thư (Daily Mail/nld)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.