"Bà đỡ" cho sinh viên nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- 9 năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã An Khê (Gia Lai) đã tạo điều kiện cho 3.438 lượt sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi với tổng số tiền hơn 69 tỷ đồng. Nhờ đó, nhiều sinh viên nghèo đã giảm được gánh nặng cơm áo để yên tâm học tập, hướng tới tương lai.

Giải quyết thủ tục vay vốn cho gia đình học sinh, sinh viên. Ảnh: H.L
Giải quyết thủ tục vay vốn cho gia đình học sinh, sinh viên. Ảnh: H.L

Chương trình cho vay học sinh, sinh viên được triển khai theo Quyết định 157/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã An Khê, chương trình bắt đầu được triển khai từ năm 2007. Trong 9 năm qua, thông qua việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, sự phối hợp của UBND các xã, phường, các tổ chức Hội, đoàn thể, tổ tiết kiệm và vay vốn ở từng thôn, làng, tổ dân phố, chương trình đã giúp nhiều gia đình khó khăn có con em đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng được tiếp cận vốn vay kịp thời. Công tác giải ngân luôn được Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã An Khê chú trọng, ưu tiên giải quyết kịp thời, đúng đối tượng.
 

Theo thống kê của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã An Khê, trong 9 năm qua, đơn vị đã cho 2.643 hộ chính sách và hộ có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn cho con em đi học với tổng số tiền giải ngân gần 69,6 tỷ đồng. Tính đến ngày 31-10-2016, tổng dư nợ cho vay học sinh, sinh viên là 45,8 tỷ đồng với 1.736 hộ còn nợ và 2.104 sinh viên đi học. Theo kế hoạch, trong năm học 2016-2017, Phòng Giao dịch dự kiến sẽ giải ngân 6 tỷ đồng cho 480 lượt sinh viên thuộc các đối tượng theo Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ.

Với mong muốn các con được học hành tới nơi tới chốn, vợ chồng bà Trần Thị Sự (thôn An Điền Nam 2, xã Cửu An, thị xã An Khê) luôn cố gắng thức khuya, dậy sớm, làm đủ mọi công việc để lo cho các con ăn học. Nỗ lực là vậy nhưng lắm lúc, vợ chồng bà cũng chẳng lo đủ cho 5 người con. “Cả nhà chỉ trông vào 4 sào ruộng, lo cái ăn cho hai vợ chồng và 5 đứa con đã vô cùng vất vả. Vậy nên lo thêm khoản chi phí học hành cho các con thực sự vô cùng gian nan, nhiều lúc phải vay mượn khắp nơi. Gia đình càng khó khăn hơn khi các con đi học đại học. Nhìn chúng nó ham học, dù khó đến mấy, vợ chồng tôi cũng gắng xoay xở. Biết có chương trình cho vay học sinh, sinh viên, vợ chồng tôi mừng lắm. Nếu không có sự hỗ trợ này, hành trình đến với giảng đường của con tôi không biết sẽ ra sao?”-bà Sự cho biết.

Tương tự, gia đình bà Trần Thị Hải (thôn An Bình, xã Cửu An, thị xã An Khê) cũng vô cùng khó khăn khi phải lo cho 6 người con ăn học. Kinh tế cả nhà chỉ nhìn vào 2 sào ruộng và 1 ha mì. Chồng bà tuy có nghề mộc nhưng công việc không ổn định nên thu nhập không bao nhiêu. Nhờ được Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã An Khê cho vay từ nguồn vốn của chương trình cho vay học sinh, sinh viên, gia đình bà đã có thêm điều kiện để trang trải cho 6 người con ăn học. Hiện tại, 4 người con của bà đã tốt nghiệp đại học và có việc làm. Gia đình đã trả hết nợ cũ và tiếp tục vay cho 2 người con đang đi học. Bà Hải tâm sự: “Tiền học phí của các con quá nhiều, nếu không có khoản tiền từ chương trình cho vay học sinh, sinh viên, các con tôi không được như ngày hôm nay”.

Ông Nguyễn Văn Minh-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã An Khê cho biết: Chương trình cho vay học sinh, sinh viên đã tạo điều kiện cho các hộ chính sách và hộ có hoàn cảnh khó khăn vay để trang trải chi phí cho con em mình trong quá trình theo học tại các trường đại học, cao đẳng; giúp các em không phải bỏ học vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn. Chương trình cũng đã góp phần quan trọng vào việc tạo nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn, có tay nghề thành thạo, góp phần cho sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương sau này.

Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.