Ấn tượng về ngôi trường trên quê hương Anh hùng Wừu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hiệu trưởng Cao Thị Kiều Oanh có lẽ đã được thông báo về cuộc gặp gỡ này nên ra đứng trước phòng hiệu bộ Trường THCS Anh hùng Wừu đón tôi vào một buổi sáng nắng đẹp. Đứng từ tầng 2 ngôi trường được xây dựng trên khu đất cao khá bằng phẳng, tôi nhìn ra dãy núi Chư Đăng Ya bao bọc xung quanh với bốn bề xanh ngắt. Khuôn viên trường đang được trồng cây và hoa; một khoảnh đất rộng trước sân trường mùa này được điểm tô sắc hồng của cỏ đuôi chồn tạo nên nét đẹp riêng có của miền cao nguyên. Gần đó là Nhà lưu niệm Anh hùng Wừu khá bề thế đang trong giai đoạn hoàn thiện, cách làng Đê Đoa-quê hương của bok Wừu gần 2 km.
 Quang cảnh Trường THCS Anh hùng Wừu. Ảnh: B.Q.V
Quang cảnh Trường THCS Anh hùng Wừu. Ảnh: B.Q.V
Trường THCS Anh Hùng Wừu thuộc xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa), được thành lập từ tháng 7-2016 trên cơ sở tách ra từ Trường Tiểu học và THCS Đak Sơ Mei. Cô Oanh được điều động về tiếp quản ngôi trường này ngay từ buổi đầu. Trường được xây dựng kiên cố với 8 phòng học và nhà hiệu bộ 8 phòng trong khuôn viên gần 2 ha. Năm học đầu tiên, trường có 9 lớp với 289 học sinh, trong đó có 248 học sinh dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Bahnar. Đứng chân tại xã vùng 3, xa trung tâm huyện lỵ nên trường được cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư cả về cơ sở vật chất và nhân lực. 19 cán bộ, giáo viên nhà trường hầu hết có trình độ đại học. Ngay từ buổi đầu, trường đã thành lập được chi bộ với 10 đảng viên, đa số là đảng viên trẻ, đầy nhiệt huyết và yêu nghề. Những năm qua, chi bộ nhà trường đều đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, mới đây còn được chọn tổ chức đại hội điểm trong toàn huyện.
Dù đa phần học sinh là đồng bào dân tộc bản địa nhưng nhà trường không tổ chức bán trú vì các thôn, làng cách trường không quá xa, đường sá đi lại khá thuận lợi, việc duy trì sĩ số học sinh hàng năm được đảm bảo. Tất nhiên, công tác vận động học sinh ra lớp luôn được nhà trường thực hiện khá chặt chẽ thông qua việc phối hợp với chính quyền địa phương, già làng và gia đình phụ huynh nhằm tạo mọi thuận lợi để các em đến lớp chuyên cần. Chỉ cần có học sinh nghỉ học không lý do là giáo viên đã liên lạc ngay với phụ huynh để tìm hiểu rõ, động viên các em tiếp tục đến trường. Vì vậy, tỷ lệ học sinh bỏ học nửa chừng hàng năm không vượt quá 1%. Trong công tác chuyên môn, nhà trường luôn chọn lọc các phương pháp truyền thụ kiến thức và rèn các kỹ năng tốt nhất, phấn đấu giảm dần tỷ lệ học sinh yếu kém, nâng cao số học sinh khá, giỏi mỗi năm. Năm học đầu tiên sau khi thành lập, trường có tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt trên 25%; đến năm học 2018-2019 vừa qua, con số này đã vượt trên 30%. Kết quả đó đã thể hiện sự nỗ lực bền bỉ của các thầy-cô giáo Trường THCS Anh Hùng Wừu.
Năm học này là năm thứ 4 kể từ ngày hình thành ngôi trường mới mang tên người Anh hùng-liệt sĩ Wừu, người con anh dũng của dân tộc Bahnar trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Hiện tập thể sư phạm nhà trường đang tiếp tục xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm tạo ra bước tiến mới trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác giáo dục. Năm nay, trường có 11 lớp với 419 học sinh, trong đó có 371 học sinh dân tộc thiểu số. Tin vui là năm học vừa qua có đến trên 65% học sinh cuối cấp đã học lên THPT, nhiều em theo học tại các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh.
Nhìn lại lịch sử cách đây gần 70 năm, thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, thời bok Wừu đứng lên kháng Pháp, cả huyện Plei Kon ngày xưa (Đak Đoa ngày nay) không mấy người được đi học, số người biết chữ, nhất là đồng bào dân tộc bản địa chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đến hôm nay số trẻ em ra lớp đúng độ tuổi chiếm trên 98%, số học sinh học lên cấp THCS đạt trên 95%. Đó là một cuộc đổi đời thực sự, điều mà khi bước vào con đường cách mạng, bok Wừu đã từng mơ ước.
Chia tay tôi, cô Hiệu trưởng không quên mời tham quan vườn hoa và chụp vài kiểu ảnh với thầy trò nhà trường. Cô đang ước mơ xây dựng được một thư viện đạt chuẩn với lượng sách phong phú để thu hút các em học sinh và nhân dân địa phương đến đọc, bổ sung tri thức. Điều này không khó nhưng có lẽ cũng cần thêm sự chung tay của cộng đồng.
BÙI QUANG VINH

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức ở khu vực Công viên Kpă Klơng (thị trấn Chư Sê). Ảnh: M.K

Sẵn sàng Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025

(GLO)- Hội chợ hoa xuân không chỉ tạo điều kiện cho các nhà vườn tiêu thụ sản phẩm mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân, du khách mỗi khi Tết đến xuân về. Chính vì vậy, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung triển khai các phương án nhằm tổ chức Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 an toàn, vui tươi.

Khởi sắc Ia Mơ Nông

Khởi sắc Ia Mơ Nông

(GLO)- Tuy xuất phát điểm thấp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức của người dân, diện mạo xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đang từng ngày khởi sắc.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.