"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai": Cần thiết cho học sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chương trình giáo dục “An toàn giao thông (ATGT) cho nụ cười ngày mai” được triển khai trong năm học 2020-2021 đã góp phần hình thành và phát triển kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh THPT.
Ngay từ đầu năm học 2020-2021, Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (TP. Pleiku) phối hợp cùng Honda Đức Dung Gia Lai (Công ty Honda Việt Nam) đã tổ chức thành công tiết học ATGT với nội dung “Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ”. Tiết học có sự tham gia của gần 70 học sinh khối lớp 11 và 12 của nhà trường. Em Nguyễn Văn Phước (lớp 12A2) chia sẻ: “Đây là tiết học rất bổ ích đối với lứa tuổi của chúng em. Qua đó, chúng em hiểu rõ hơn về hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đặc điểm và thông tin cơ bản của mỗi loại biển báo. Em ý thức hơn trong việc nghiêm túc chấp hành đầy đủ những tín hiệu của hệ thống báo hiệu đường bộ”. 
Đối với những giáo viên tham gia giảng dạy tiết học về ATGT thì đây chính là một trải nghiệm thú vị và ý nghĩa. “Sau khi được tham gia tập huấn và tìm hiểu kỹ nội dung bài giảng. Tiết dạy được các em học sinh rất thích và tham gia sôi nổi. Sau tiết dạy, nhà trường có kế hoạch lồng ghép các bài giảng ATGT trong giờ hướng nghiệp cho học sinh toàn trường. Hoạt động này cũng đã tạo sự lan tỏa, bồi dưỡng thêm kiến thức, kỹ năng về tham gia giao thông an toàn cho đội ngũ giáo viên, học sinh”-thầy Đỗ Thanh Tùng-Bí thư Đoàn trường THPT Nguyễn Chí Thanh-cho hay.
Giáo viên phụ trách tiết dạy chủ động tổ chức nhiều hình thức giảng dạy để truyền tải bài học tới học sinh một cách sinh động nhất. Ảnh Trần Dung
Giáo viên phụ trách tiết dạy chủ động tổ chức nhiều hình thức giảng dạy để truyền tải bài học tới học sinh một cách sinh động nhất. Ảnh: Trần Dung
Tương tự, Trường THPT Trường Chinh (huyện Chư Sê) cũng đã triển khai tiết dạy ATGT cho học sinh khối lớp 10 với bài giảng “Tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ”. Phó Hiệu trưởng nhà trường Lê Văn Hoàn cho biết: Để đảm bảo hiệu quả thực sự của công tác giáo dục ATGT, sau các khóa tập huấn, giáo viên phụ trách tiết dạy chủ động soạn giáo trình và tổ chức nhiều hình thức giảng dạy để chuyển tải bài học tới học sinh một cách sinh động, dễ tiếp thu và gắn với thực tế giao thông ở từng địa phương. Song song với giảng dạy, công tác quản lý, giám sát, đánh giá hành vi tham gia giao thông hàng ngày của học sinh là hoạt động hết sức quan trọng của nhà trường. Hoạt động này có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Học sinh khối lớp 10 Trường THPT Trường Chinh (huyện Chư Sê) trong 1 tiết học ATGT. Ảnh: Trần Dung
Học sinh khối lớp 10 Trường THPT Trường Chinh (huyện Chư Sê) trong 1 tiết học ATGT. Ảnh: Trần Dung
“An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” là chương trình giảng dạy về ATGT cho học sinh khối THPT do Honda Việt Nam, Vụ Giáo dục Trung học và Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp triển khai từ năm 2011 tại một số tỉnh, thành. Chương trình có 5 bài: tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ; hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ; dự đoán và phòng tránh nguy hiểm; cách đi xe đạp an toàn; kiến thức chuẩn bị điều khiển xe máy an toàn.

Theo ông Đặng Ngọc Quang-chuyên viên Phòng Giáo dục Trung học (Sở Giáo dục và Đào tạo), trước khi triển khai rộng rãi trong nhà trường, cán bộ quản lý cấp sở và giáo viên trực tiếp giảng dạy được tham gia tập huấn. Thông qua các tiết học, giáo viên sẽ được trang bị những kỹ năng tự tổ chức tiết học ATGT hấp dẫn và bổ ích cho học sinh trường mình. Trong quá trình triển khai tại trường, cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo cùng đại diện của Honda Việt Nam sẽ dự giờ để trao đổi, nâng cao chất lượng giảng dạy. “Sở cũng đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu ATGT cho giáo viên và học sinh diễn ra từ tháng 12-2020 đến tháng 3-2021. Thời gian tới, chương trình giáo dục “ATGT cho nụ cười ngày mai” sẽ tiếp tục được mở rộng tới các trường THPT trên địa bàn tỉnh với mong muốn đưa nội dung giảng dạy ATGT vào trường học để các em xây dựng thói quen tham gia giao thông văn minh lịch sự, góp phần tạo dựng một xã hội giao thông an toàn”-ông Quang cho biết thêm.

MAI KA

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.