Ăn theo cách này, thịt đỏ giảm được vô số tác hại cho sức khỏe

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Việc ăn thịt đỏ nhiều, thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, ung thư…Tuy nhiên, nếu chọn thịt và ăn theo cách sau đây, sẽ giúp giảm đáng kể tác hại của thịt đỏ.

 

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet




Thịt nào gọi là thịt đỏ và thịt chế biến?

Thịt đỏ bao gồm: thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt bê, thịt nai, thịt dê. Không bao gồm: thịt gà tây, thịt vịt, thịt ngan, thịt chim, thịt gà, thịt thỏ.

Thịt chế biến là thịt được bảo quản bằng xông khói, ướp muối hoặc thêm chất bảo quản. Nó bao gồm xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng, salami.

Các chuyên gia dinh dưỡng thường không khuyến khích bạn ăn nhiều thịt đỏ, vì loại thịt này có hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa cao. Việc ăn thịt đỏ nhiều, thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, ung thư…

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm trên được các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết là do:

- Chất béo bão hòa có liên quan đến ung thư ruột già, ung thư vú, cũng như là bệnh tim.

- Chất gây ung thư hình thành khi thịt được nấu chín.

- Sắt ở dạng heme, một loại sắt tìm thấy chủ yếu trong thịt, có thể sản xuất ra các hợp chất có thể làm hỏng tế bào dẫn đến ung thư.


 

Đừng nướng và ăn toàn thịt, hãy thử cả xiên nướng trộn lẫn thịt, trái cây và rau. Thực phẩm từ thực vật không tạo ra các chất gây ung thư khi nướng. Ảnh minh họa: Internet
Đừng nướng và ăn toàn thịt, hãy thử cả xiên nướng trộn lẫn thịt, trái cây và rau. Thực phẩm từ thực vật không tạo ra các chất gây ung thư khi nướng. Ảnh minh họa: Internet




Có thể chọn nguồn protein động vật khác

Thịt gia cầm, cá và trứng, các loại đậu, hoặc sữa... làm nguồn protein động vật khá lành mạnh để bạn hạn chế việc tiêu thụ thịt đỏ.

Chuyên gia chỉ cách ăn thịt đỏ an toàn

Để so sánh giữa các loại thịt, lượng vitamin B1 và vitamin A trong thịt lợn nạc sẽ cao hơn thịt bò nạc và thịt dê nạc, vì vậy thịt lợn vẫn được xem là thực phẩm phù hợp nhất cho hầu hết mọi người.

Nhưng thịt lợn chứa nhiều chất béo, vì vậy bạn nên chọn ăn thịt nạc, hoặc chọn ăn một lượng vừa đủ thịt dê và thịt bò, đảm bảo mỗi tuần ăn không quá 500g là an toàn.

Ngoài ra, nên hạn chế các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội… Các nghiên cứu đã cho thấy ăn 50g thịt chế biến sẵn một ngày làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.

Khi nấu ăn, thay vì tăng lượng muối ướp với thịt thì hãy chọn những cách thay thế như ướp tiêu, ớt bột, tỏi, hoặc nước cốt chanh.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, thịt đỏ lành mạnh nhất phải tìm đến các phần thịt thăn như: thăn bò, thăn lợn, thăn cừu băm...

Hạn chế tiêu thụ thường xuyên các loại thịt đỏ

Các nhà khoa học từ Viện Ung thư Quốc gia tại Maryland tiến hành điều tra thói quen ăn uống của 536.000 phụ nữ và nam giới trong độ tuổi từ 50 đến 71 trong vòng 16 năm. Họ ghi chép lại lượng thịt mà những người tham gia đã ăn, bao gồm thịt đỏ và thịt trắng đã qua chế biến và chưa chế biến cũng như lượng cá họ tiêu thụ.

Kết quả được công bố trên tạp chí y học British Medical Journal cho thấy những người ăn nhiều thịt đỏ nhất có nguy cơ tử vong do bệnh cao hơn 26% so với những người ăn ít nhất. Do đó các chuyên gia sức khỏe đề nghị không nên ăn quá 70 g một ngày, tương đương với ba lát thịt heo, một miếng thịt cừu hoặc hai lát thịt bò nướng mỗi ngày.


 

Theo các chuyên gia khuyến cáo, thịt đỏ lành mạnh nhất phải tìm đến các phần thịt thăn như: thăn bò, thăn lợn, thăn cừu băm... Ảnh minh họa: Internet
Theo các chuyên gia khuyến cáo, thịt đỏ lành mạnh nhất phải tìm đến các phần thịt thăn như: thăn bò, thăn lợn, thăn cừu băm... Ảnh minh họa: Internet


Tăng nguy cơ ung thư và bệnh tim khi sử dụng quá nhiều thịt đỏ


Một số loại thịt đỏ có hàm lượng chất béo bão hòa cao, làm tăng lượng LDL-choresterol trong máu. Lượng choresterol xấu này cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và mắc bệnh tim.

Một nghiên cứu gần đây của Viện nghiên cứu y tế Mỹ với hơn nửa triệu người dân Mỹ đã kết luận rằng những người ăn thịt đỏ và thịt đã qua chế biến trong 10 năm thì chết sớm hơn những người ăn lượng ít hơn. Những người ăn khoảng 110g (4 ouces) thịt đỏ mỗi ngày có nguy cơ chết do ung thư hoặc bệnh tim hơn những người ăn cực ít, chỉ khoảng 15g (1/2 ounce) mỗi ngày.

Theo dõi hơn 72.000 phụ nữ trong 18 năm cho thấy những người ăn kiểu phương Tây có nhiều thịt đỏ, đồ ngọt tráng miệng, ngũ cốc tinh chế và khoai tây chiên có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư đại trực tràng và chúng là nguyên do dẫn đến tử vong.

Ăn thịt đỏ cùng nhiều rau xanh

Ngoài việc cung cấp vitamin và chất khoáng cần thiết, rau, củ, quả còn có nhiều chất xơ có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình thải các chất độc và chất béo thừa ra khỏi cơ thể, giảm nguy cơ mắc ung thư, bệnh tim, bệnh chuyển hóa, tuần hoàn máu... Do đó việc ăn rau kèm thịt sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể, lại giảm đi tác hại của thịt đỏ gây ra sức khỏe.

Hạn chế ăn thịt xông khói vào buổi sáng

Theo Boldsky, mặc dù nhiều người cho rằng bữa sáng có thể ăn thịt xông khói để tăng thêm vị ngon, đó thực sự là những thực phẩm không lành mạnh và không tốt cho bạn để ăn sáng. Nguyên nhân là do thực phẩm này chứa nhiều chất béo, sẽ khiến bạn no lâu và ảnh hưởng đến sự di chuyển của bạn trong một ngày làm việc. Một quả trứng hoặc một ly sữa vào buổi sáng, sẽ là nguồn protein lành mạnh hơn việc ăn thịt đỏ vào mỗi sáng.


 

 Chọn phần thịt nạc khi nướng hay cắt phần mỡ từ thịt trước khi nướng để giảm nguy cơ bùng lửa hoặc khói nặng, 2 dấu hiệu cho thấy việc sẽ tạo ra chất gây ung thư trên thịt. Ảnh minh họa: Internet
Chọn phần thịt nạc khi nướng hay cắt phần mỡ từ thịt trước khi nướng để giảm nguy cơ bùng lửa hoặc khói nặng, 2 dấu hiệu cho thấy việc sẽ tạo ra chất gây ung thư trên thịt. Ảnh minh họa: Internet

Thịt đỏ ăn bao nhiêu và thế nào cho an toàn?

Bộ Y tế Anh khuyến cáo những người ăn nhiều hơn 90g thịt đỏ và thịt chế biến mỗi ngày nên cắt giảm xuống 70g, đó là mức tiêu thụ trung bình hàng ngày ở Anh. 70g tương đương với khoảng 2 lát thịt bò nướng, thịt cừu hoặc thịt lợn, trong đó mỗi lát bằng khoảng nửa cái bánh mỳ cắt lát. Khi bạn cắt giảm xuống 70g sẽ làm giảm nguy cơ ung thư ruột. Tránh tất cả các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích, giăm bông…

Thực ra thì chế độ nấu ở nhiệt độ cao với bất kỳ loại thịt nào, bao gồm thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, có thể tạo ra các hợp chất làm tăng nguy cơ ung thư. Chúng được gọi là các hợp chất amine: heterocyclic amines (HCAs) và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs). Vậy làm thế nào có thể giảm các hợp chất gây ung thư khi nướng?

Chọn phần thịt nạc khi nướng hay cắt phần mỡ từ thịt trước khi nướng để giảm nguy cơ bùng lửa hoặc khói nặng, 2 dấu hiệu cho thấy việc sẽ tạo ra chất gây ung thư trên thịt.

Khi nướng thì dùng nhiệt độ vừa phải hoặc nhiệt gián tiếp, thay vì nhiệt độ cao dễ gây cháy, nấu chín quá hoặc cháy đen.

Đừng nấu chín quá, thịt nấu chín quá có chứa nhiều chất gây ung thư. Nhưng ngược lại, phải chú ý rằng thịt đã được nấu chín đến một nhiệt độ an toàn để làm sạch các vi khuẩn gây bệnh trong thực phẩm. Đối với thịt bò, thịt lợn thì nên nấu đến nhiệt độ bên trong miếng thịt khoảng 60-700C, giữ 3 phút. Miếng thịt to thì cộng thêm 50C.

Hòa Thuận (tổng hợp/TPO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.