Ăn những món ngon lành này, ngừa hỏng não, đột quỵ thần kỳ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một thứ mà bạn nhận được thông qua những món ăn thông thường nhất hay một số hoạt động thường ngày có thể quyết định nguy cơ của 2 nguyên nhân gây tử vong sớm: Sa sút trí tuệ và đột quỵ.

Theo Sci-News, nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Nam Úc cho thấy nồng độ 25-hydroxyvitamin D thấp có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ sa sút trí tuệ và đột quỵ theo nghiên cứu dạng thống kê, dù các bước nghiên cứu tiếp theo chỉ mới chứng minh được quan hệ nhân quả rõ ràng giữa vitamin D và sa sút trí tuệ.

Theo giáo sư Elina Hyppönen từ Trung tâm Y tế chuẩn xác của Đại học Nam Úc và cơ quan Y tế Nam Úc, vitamin D là một tiền chất hormone ngày càng được công nhận rộng rãi và liên quan trực tiếp đến sức khỏe não bộ.


 

Các loại cá là nguồn bổ sung vitamin D dễ dàng - Ảnh minh họa từ Internet
Các loại cá là nguồn bổ sung vitamin D dễ dàng - Ảnh minh họa từ Internet



"Có nhiều cơ chế khác nhau mà hoạt động của vitamin D có thể ảnh hưởng đến não, bao gồm việc điều chỉnh các yếu tố tăng trưởng, chất dinh dưỡng thần kinh, ảnh hưởng đến chứng viêm và huyết khối" - bà giải thích và cho biết thêm tỉ lệ thiếu vitamin D trầm trọng có thể chiếm từ 5% đến 50% dân số, tùy thuộc vào khu vực.

Họ đã tìm hiểu mối liên hệ của 25-hydroxyvitamin D với một loạt các tính năng hình ảnh thần kinh của não trên hơn 33.500 người; sau đó mở rộng phân tích 427.000 người về mối liên hệ nhân quả giữa vitamin D và đột quỵ.

Các tác giả tập trung các khuyến cáo vào chứng sa sút trí tuệ hơn, bởi phần nghiên cứu mở rộng mới chỉ chứng minh được rõ ràng mối liên hệ này, dù nghiên cứu thống kê cho thấy vitamin D liên quan đến cả đột quỵ. Nhưng hoàn toàn không phiền toái gì nếu bạn bổ sung vitamin D với mục tiêu dự phòng cả 2 vấn đề, vốn đều dẫn đến tử vong sớm.

Vitamin D không khó tìm thấy trong thực phẩm: Bạn có thể nạp nó qua các loại cá nhiều dầu như cá hồi, cá ngừ, cá mòi....; gan động vật đặc biệt là gan bò; dầu gan cá; nấm; các loại thực phẩm tăng cường vitamin D hoặc dùng viên uống bổ sung, vốn khá rẻ tiền. Và tất nhiên, đừng quên nguồn vitamin D dồi dào từ Mặt Trời. Phơi nắng một ít trong ngày tốt cho sức khỏe nhiều mặt.

 

Theo Thu Anh (NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.