An Khê đạt 42/59 chỉ tiêu của đô thị loại III

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, thị xã An Khê luôn chú trọng đến công tác đầu tư xây dựng nhằm từng bước hoàn thành các tiêu chí, phấn đấu xây dựng thị xã trở thành đô thị loại III (giai đoạn 2017-2020).

Bên cạnh thực hiện quy hoạch kiến trúc và cảnh quan đô thị, thị xã còn tập trung vào các chỉ tiêu về phát triển cơ sở hạ tầng.

Xây dựng các tuyến đường giao thông nội thị. Ảnh: Hồng Thi
Xây dựng các tuyến đường giao thông nội thị. Ảnh: Hồng Thi

Theo đó, trong năm, đã cải tạo Hội trường 23-3 cũ để hình thành khu sinh hoạt vui chơi thanh thiếu niên; xây dựng xong nhiều công trình giao thông theo đúng kế hoạch đề ra, góp phần chỉnh trang đô thị và nâng tỷ lệ mặt đường bê tông xi măng, bê tông nhựa trên địa bàn; lắp đặt 52 bộ bóng điện chiếu sáng cao áp và vận động nhân dân lắp 117 bóng đèn chiếu sáng cho 18 ngõ hẻm; trồng mới 230 cây xanh, hoa trang trí dọc các tuyến đường, dải phân cách, bồn hoa; cải tạo, xây dựng các cống thoát nước, giải quyết triểt để tình trạng ngập cục bộ; nâng tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được thu gom lên 75%... Riêng khu vực nông thôn đã đạt 8/8 chỉ tiêu theo tiêu chí phân loại đô thị loại III.

Đến nay, thị xã An Khê đã đạt 42/59 chỉ tiêu theo yêu cầu tiêu chuẩn đô thị loại III (miền núi), tăng thêm được 2 chỉ tiêu là công trình văn hóa đô thị và giao thông khu vực nông thôn.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.