Algeria sẵn sàng đóng góp 1,5 tỷ USD khi gia nhập BRICS

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Theo tờ The New Arab, sau khi nộp đơn xin gia nhập khối các nền kinh tế mới nổi BRICS vào năm ngoái, Algeria đang cố gắng hoàn tất thủ tục thành viên, trong bối cảnh BRICS 15 đang diễn ra .
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune. Ảnh: AFP

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune. Ảnh: AFP

Sau chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc vào tháng trước, Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune thông báo rằng, ngoài nộp đơn xin gia nhập BRICS, Algeria đã đề nghị trở thành thành viên cổ đông của Ngân hàng phát triển mới (NDB) do BRICS thành lập, với số tiền đóng góp ban đầu lên tới 1,5 tỷ USD.

"Chúng tôi đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS và đã gửi thư yêu cầu trở thành thành viên cổ đông trong ngân hàng. Khoản đóng góp đầu tiên của Algeria vào ngân hàng sẽ là 1,5 tỷ USD"- ông Tebboune cho hay.

BRICS đang đại diện cho 25% nền kinh tế thế giới và 42% dân số toàn cầu. Hơn 40 quốc gia đã bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS. Các nước này đa phần đến từ “Nam toàn cầu”, một thuật ngữ rộng nói tới các nước đang phát triển và kém phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Việc mở rộng khối sẽ là chủ đề nóng tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 đang diễn ra tại Nam Phi (từ ngày 22-24/8).

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ các quốc gia mới trong đó có Algeria có được thêm vào đội ngũ thành viên cốt lõi hay sẽ được trao tư cách quan sát viên của nhóm BRICS mở rộng (BRICS+). Thông tin ban đầu cũng cho biết, BRICS 15 không đặt vấn đề có một đồng tiền mới chung cho cả khối.

Sự sốt sắng gia nhập BRICS cho thấy Algeria là một ứng viên giàu tiềm lực. Nước này có diện tích lớn nhất châu Phi và là nền kinh tế lớn thứ 4 châu lục với GDP năm 2020 đạt 145,2 tỷ USD, dự trữ ngoại hối đạt hơn 44 tỷ USD. Trong năm 2022, GDP của Algeria đạt 168 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng trên 8%.

Dân số Algeria hơn 44 triệu người, với sức mua khá lớn. Bên cạnh đó, quốc gia Bắc Phi còn nằm trong top 5 nước sản xuất dầu lớn nhất châu Phi năm 2021 với sản lượng 959.000 thùng/ngày. Tháng 5/2023, nước này vừa công bố tổng thầu EPC (thiết kế, mua sắm và xây dựng) một tổ hợp hóa dầu có khả năng sản xuất 550.000 tấn polypropylene/năm với số vốn đầu tư ban đầu lên tới 1,5 tỷ USD.

Không chỉ có tiềm lực kinh tế, Algeria còn có lực lượng quân đội nằm trong danh sách những lực lượng quốc phòng mạnh trên thế giới, xét về các tiêu chí như trang thiết bị hiện đại, mức độ chuyên nghiệp. Theo Global FirePower, Algeria đứng thứ hai châu Phi về tiềm lực quân sự.

Có thể bạn quan tâm

TRỰC TIẾP: Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

LIVETRỰC TIẾP: Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(GLO)- 8 giờ ngày 16-4, Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Báo Gia Lai điện tử xin dẫn đăng trực tiếp hội nghị từ Youtube Thông tin Chính phủ. 

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, vướng mắc trong dân

Tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, vướng mắc trong dân

(GLO)- Tại các buổi tiếp xúc cử tri huyện Mang Yang và Ia Grai, sau khi lắng nghe các ý kiến, kiến nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn đề nghị các ban, ngành, địa phương tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, vướng mắc trong dân.